Tiểu luận văn học Phương Tây: Nhà văn Albert Camus quan niệm biểu tượng mặt trời như một "nhân vật chính truyện" với những ý nghĩa sâu kín và lí thú....
A.
MỞ
ĐẦU
1. Lý
do chọn đề tài
Albert
Camus là một nhà văn lớn của Pháp, những tác phẩm của ông có tầm ảnh hưởng khá
sâu sắc đến văn học Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung. Chính vì vậy
mà việc đi nghiên cứu tác phẩm của ông là một công việc đầy ý nghĩa và lí thú.
Biểu
tượng là một mãnh đất màu mỡ dành cho các nhà nghiên cứu và ngày nay vẫn đang
được nghiên cứu sâu rộng. Trong từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, tác giả
Jean Chevalier đã từng nhận xét: “ Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu
tượng thì vẫn còn chưa đủ mà phải nói rằng một thế giới biểu tượng đang sống
trong chúng ta”. Chính vì vậy mà tìm hiểu về biểu tượng chính là chính là con
đường khám phá thế giới linh hồn sâu kín và bí ẩn của con người.
Biểu
tượng có một vai trò rất quan trọng trong sáng tác của Camus, hầu hết trong những
tiểu thuyết của ông đều xây dựng hình ảnh biểu tượng, mỗi biểu tượng mang một ý
nghĩa và những giá trị biểu đạt khác nhau. Những biểu tượng trong tiểu thuyết của
Camus cũng đã có những công trình nghiên cứu, chủ yếu là ở hai tiểu thuyết lớn
đó là “ Người Xa Lạ” và “ Dịch Hạch”. Song, công trình nghiên cứu đó xoay quanh
những biểu tượng chung chung trong tác phẩm, còn biểu tượng “ mặt trời” trong
truyện ngắn “ Kẻ Phản Bội Hay một Tâm Hồn Bối Rối” của Camus thì chưa có một
công trình nào nghiên cứu. Chọn đề tài “ Biểu tượng mặt trời trong truyện ngắn Kẻ
Phản Bội Hay Một Tâm Hồn Bối Rối của Camus” người nghiên cứu muốn góp
phần của mình vào quá trình đọc – hiểu và khẳng định những giá trị nghệ thuật
trong sáng tác của Abert Camus. Và đó cũng là lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn
đề tài này.
2. Mục
đích nghiên cứu
Với
đề tài trên mục đích mà người nghiên cứu hướng đến đó là chỉ ra những ý nghĩa về
biểu tượng mặt trời mà Camus truyện ngắn “Kẻ Phản Bội Hay Một Linh Hồn Bối Rối”
và khẳng định những giá tri nghệ thuật của tác giả khi đi xây dựng tác phẩm
mang một biểu tượng nghệ thuật đặc biệt.
3. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối
tượng nghiên cứu
Biểu
tượng mặt trời trong truyện ngắn “Kẻ Phản Bội Hay Một Linh Hồn Bối Rối” của
Albert Camus.
3.2 Phạm
vi nghiên cứu
Nghiên
cứu chủ yếu trên truyện ngắn Kẻ Phản Bội
Hay Một Linh Hồn Bối Rối nằm trong cuốn sách Tuyển tập những truyện ngắn đặc sắc của những tác giả được giải nobel,
NXB Văn học, Hà Nội, 2006
4. Lịch
sử nghiên cứu
4.1 Lịch
sử nghiên cứu về biểu tượng
Về biểu
tượng thì các nhà nghiên cứu đã xoay quanh các biểu tượng trong ca dao với hình
ảnh con cò, con rùa hay như biểu tượng về “trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử, hay “
tre’ trong thơ Nguyễn Duy.
4.2 Lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong sáng tác của
Albert Camus
Về biểu
tượng trong những tác phẩm của Camus thì có một số bài:
Tác giả Trần Hinh từng đề cập đến biểu tượng “ dịch
hạch” trong tác phẩm cùng tên là : “ Dịch hạch là mầm móng của dịch bệnh, của
chiến tranh, của nạn phát xít, khủng bố”.
Đinh Thị Thanh Huyền ;với đề tài : “ biểu tượng
trong tiểu thuyết của Camus, tác giả đã phát hiện nhiều biểu tượng như: thành
phố, biển, đảo, mùa hè, thời gian,… Song biểu tượng mặt trời trong truyện ngắn
“Kẻ Phản Bội Hay Một Linh Hồn Bối Rối” thì chưa nhận thấy một công trình nào
nghiên cứu.
5. Phương
pháp nghiên cứu
-
Phương pháp tổng hợp - phân tích
-
Phương pháp chứng minh - dẫn chứng
-
Phương pháp liên ngành
CHƯƠNG 1. CƠ SƠ LÍ LUẬN CHUNG
1.1
Đôi
nét về nhà văn Alberts Camus (Anbe Camuy)
1.1.2 Cuộc đời
Alberts Camus sinh ngày 7.11.1913 tại Mônđôvi, một tỉnh
nhỏ thuộc vùng Côngxtăngtin xứ Angiêri
lúc đó thuộc Pháp. Cha ông là người Pháp, là công nhân nông nghiệp tại một
đồn điền, đi nghĩa vụ trong Đại chiến I và chết tại trận La Macnơ. Mẹ ông là
người Tây Ban Nha không biết đọc biết viết, nuôi dạy hai anh em Camuy trong một
khu phố nghèo của thủ đô Angiê. Camuy sống trong cảnh nghèo túng, quẫn bách.[733;2]
Ngay từ nhỏ Camuy đã tham mê đọc sách đặc biệt là đọc
sách của Git Môngteclăng và Manrô. Năm 1930, mặc dù bị bệnh lao nhưng Camuy vẫn
học xong ban triến học và lấy bằng cao học
triết. Camuy từng tham gia vào hàng ngũ kháng chiến, hoạt động mạnh mẽ và gây
nhiều ảnh hưởng. Năm 1934, Camuy vào Đảng cộng sản Pháp, và cũng trong thời
gian này Camuy bắt đầu tham gia vào tham gia vào sân khấu và hình thành một
đoàn kịch lấy tên là “ sân khấu lao động” và sau đổi thành “ sân khấu của Hội
đoàn”. Tác phẩm đầu tiên của ông là tập tùy bút “ Bề trái và bề mặt” viết năm
1935. Và sau đó ông cho ra nhiều vở kịch khác được giới văn chương Pháp chú ý.
Sau năm 1940, Camuy đã cho ra hàng loạt các sáng tác có tầm ảnh hưởng lớn. [733,734;2]
Năm 1950, bệnh lao tái phát nặng nhưng Camuy vẫn tiếp tục
sáng tác. Năm 1957, Canuy đựơc tặng giải
thưởng nobel về văn chương, biểu dương cho toàn bộ tác phẩm của ông “ đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra trước
ý thức của nhân loại ngày nay”.[736;2]
Năm 1960, Camuy chết trong một vụ tai nạn ô tô ở Yon nơ.
Camuy đã trải qua một cuộc sống đầy khó khăn
bất đắc, có khi ông vượt qua được nhưng cũng có khi ông đành chịu khuất
phục.[736;2]
Camuy là người đại diên cho chủ nghĩa hiện sinh và những
điều phi lí, những vấn đề này thể hiện rất rõ trong trước tác của ông.
1.1.2
Sự nghiệp văn chương
Albert Camus cầm bút từ rất sớm.
Năm 1932, những bài viết đầu
tiên của ông xuất hiện trên tạp trí Sud.
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học triết học ở Đại học Alger.
Năm 1935, Albert Camus bắt đầu viết tác phẩm L'Envers et l'Endroit (Mặt trái và mặt phải) và xuất bản hai năm sau đó. Tại
Alger, ông thành lập đoàn kịch “Théâtre
du Travail” (sân khấu lao động) và năm 1937 đổi thành “Théâtre de l'Équipe” (sân khấu Hội đoàn). Thời gian đó, Albert Camus rời bỏ đảng cộng sản mà
ông là đảng viên từ năm 1934. Năm 1938, ông viết quyển Noces (Đám cưới), tuy ca ngợi vẻ đẹp rực rở của mặt trời quê
hương nhưng ông đã cho thấy sự bi quan sâu sắc
về cuộc sống. Sau
đó, ông làm việc cho tờ
báo Front
populaire của Pascal Pia.
Năm 1940, chính phủ Algérie ra lệnh đóng cửa tờ
báo và cũng với sự can thiệp của chính phủ, Abert Camus trở
nên thất nghiệp.
Ông
đến Paris làm biên tập cho tờ Paris-Soir. Năm 1942, ông phát hành cuốn tiểu thuyết L'Étranger (Người
xa lạ)
và tiểu luận Le
Mythe
de Sisyphe (Huyền
thoại Sisyphe), trong đó ông đã trình bày những tư tưởng triết học của mình.[734;
2]
Năm1943, ông làm việc cho nhà xuất bản Gallimard rồi làm chủ biên
tập báo Combat, cũng trong năm
này ông gặp và làm quen với Jean-Paul Sartre. Những tác phẩm tiếp theo của Camus thuộc “thời kỳ nổi loạn” (cycle de la
révolte), trong đó nổi tiếng hơn cả phải kể đến La Peste (Dịch hạch,
1947), kế đến L'État de siège
(1948), Les Justes (1949) và L'Homme
révolté (Người nổi loạn, 1951). [735; 2]
Năm 1956, xuất
bản cuốn tiểu thuyết La Chute
( Sụp đổ), tác phẩm quan trọng
cuối cùng của Albert Camus được xuất bản. Năm1957: “Kẻ lưu vong
và vương quốc” (L'exil et le
royaume) và Truyện ngắn, “Suy nghĩ về tội tử hình” (Réflexions sur la peine capitale). [736;2]
Tháng
10 năm 1957, Albert Camus được trao tặng Giải Thưởng Nobel văn chương vì “tất
cả các tác phẩm của ông đã đưa ra ánh sáng một cách nghiêm chỉnh và đi vào lòng
người những vấn đề xẩy ra cho chúng ta hiện này cùng với lương tâm của con người”..
Năm 1959, ông cho trình diễn một vở kịch phóng
tác theo tác phẩm “Những người bị quỷ ám” (Les possédés) của
Dostoïevsky và chuẩn bị viết một cuốn truyện mới với nhan đề là “ con người đầu
tiên” ( Le Premier homme).[736; 2]
Ngày
4/1/1960 Camuy bị mất trong vụ tai nạn
xe hơi gần Sens, trong khi ông đang ở đỉnh cao của vinh quang và đang
viết quyển “Người đầu tiên” (Premier
Homme, di cảo, năm 1994).
Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Albert Camus là cuốn
“Người Xa Lạ” (The Stranger, 1942) và cuốn “Bệnh Dịch hạch” (The Plague, 1947).
1.2
Thuật
ngữ biểu tượng và nghệ thuật biểu tượng trong văn học
1.2.1
Khái niệm “biểu tượng”
Biểu
tượng (tiếng Pháp: Représentation hoặc syubole) là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn.
Trong từ điển thuật ngữ
văn học thì biểu tượng là
khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của cảm nhận cao hơn cảm giác, cho
ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào
giác quan ta đã chấm dứt.[23;3]
Nghệ
thuật biểu tượng trong văn học
Trong
văn học biểu tượng đã xuất hiện từ rất lâu, cùng với sự xuất hiện của tiếng
nói, với các từ như : trời, đất, mặt trời, mặt trăng, sấm, chớp, xuân, hạ, máu,
cầu vồng,.. Cho nên, thần thoại, truyền thuyết, ca dao, truyện cổ tích, văn học
trung đại là những kho biểu tượng khổng lồ. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu
Cơ sáng tạo ra biểu tượng “ Rồng” , “ Tiên”, ca dao Việt Nam cũng sáng tạo ra biểu tượng tuyệt vời như “con
cò”, gợi hình ảnh người nông dân đặc biệt
là người phụ nữ, một nắng hai sương lặn lội trên đồng, biểu tượng “con rùa” là
biểu tượng của tính cách nhẫn nhục và thân phận của con người bị áp bức. Trong
văn học trung đại phương Đông biểu tượng “ tùng”, “cúc”, “ trúc”, “mai” là những
biểu tượng thể hiện khí phách của bậc chính nhân quân tử.
Văn học
phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, đặc điểm cơ bản của hình tượng
nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên như
thật và bằng hình tượng sáng tạo nên một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Trong văn học biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một
loại hình tượng nghệ thuật, đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát
được bản chất vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa
về con người và cuộc đời như hình tượng “Đạm Tiên” trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du, “cây sồi” trong Chiến tranh và Hòa bình của L. Tôn- xtôi,…[ 24;3]. Biểu tượng trong văn học
không chỉ gần gũi với hình ảnh về mặt
chức năng và nội dung, mà với phương thức chuyển nghĩa biểu tượng trong văn học
nó gắn liền với các phép ẩn dụ, hoán dụ, các biểu tượng như “ mùa xuân” là sức
sống và tuổi trẻ, “ cây liễu, cành liễu” là vẻ đẹp yểu điệu của người con gái
hay “thuyền và bến, hoa và bướm là hình ảnh người con trai và con gái, hay “
con tàu” trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên,…
Bên cạnh
những biểu tượng thể hiện ý thức chung xã hội, thì trong văn học có rất nhiều
biểu tượng in đậm các tính sáng tạo của nhà thơ, nhà văn. Những biểu tượng đó
thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo, thâm trầm, thậm chí là bí hiểm. Cho nên,
muốn khám phá ý nghĩ của những biểu tượng như thế, ta phải thực sự thâm nhập
vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn bộ thế giới sáng tác của nhà
văn, nhà thơ.
1.3 Biểu tượng mặt trời trong văn học
và trong sáng tác của Camuy
Mặt
trời là một biểu tượng phổ biến trong nhiều nền văn hóa, ý nghĩa tượng trưng của
nó rất đa dạng. Nếu tự nó không phải một vị thần thì trong nhiều dân tộc, mặt
trời cũng được coi như một biểu tượng của thần linh, là hiện thân của trời. Nó
còn được quan niệm như con trai của thần tối cao, là anh em của cầu vồng. Mặt
trời là biểu tượng cho sự bất tử, người dẫn linh hồn, là trí tuệ của thế giới,
cội nguồn của ánh sáng, sức nóng và sự sống. Nó còn là biểu tượng cho công lý.
Không chỉ đem lại sự sống, mặt trời
còn chiếu rọi vạn vật, làm sự vật hiển hiện dưới ánh sáng của nó. Ánh nắng
không chỉ soi tỏ bề ngoài, mà còn chiếu sáng cái bản chất, cái bên trong. Nó
không chỉ khiến mọi vật hiện lên rõ mồn một trước các giác quan của con người,
mà nó còn thể hiện sự khai triển từ điểm khởi nguyên. Trong đạo Hindu, mặt trời
được nhìn nhận là nguồn gốc của mọi cái tồn tại, là khởi nguyên và cũng là
chung cục của mọi dạng biểu hiện.
Tuy nhiên, dưới một dạng vẻ khác,
mặt trời cũng là kẻ phá hoại, là bản nguyên của sự khô hạn. Vậy nên, ở Trung Quốc,
chính mặt trời dư thừa đã bị Hậu Nghệ bắn gục. Đôi khi, những nghi lễ cầu mưa
như ở Campuchia bao gồm việc giết tế một con vật có tính thái dương.
Camus đã kế thừa những nét ý
nghĩa của biểu tượng mặt trời trong văn hóa, nhưng ông cũng dựa trên những kinh
nghiệm của mình để mang đến cho mặt trời với một ánh nắng của những nét mới.
Hầu hết những tác phẩm của Camuy
đều mang biểu tượng mặt trời. Mặt trời, trong các tác phẩm của Camus, làm cho mọi
thứ hóa ra từ những hình ảnh hỗn loạn, không nằm trong ý thức của con người.
Con người như bị hôn mê đi dưới ảnh hưởng thôi miên của con mắt vĩ đại treo
trên cao kia. Hay có khi ngược lại, chính trong lúc bị mặt trời thôi miên ấy mà
con người nhìn ra những sự thật của đời sống, những sự thật không bị những ảo
tưởng đời che chắn khiến cho chúng thường mang dáng dấp của những mộng ảo thật
trong mắt người. Camus đã từng gọi đó là “bài học của mặt trời ”. Chính mặt trời
đã khiến cuộc sống của con người trở nên tù túng, ngột ngạt, phi nhân, khiến
không gian sống của con người trở thành chốn lưu đày. Con người không còn là
mình nữa.
Có thể nói, ý nghĩa biểu tượng của
mặt trời được thể hiện rõ nét nhất trong tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản của
Camus. Trong Người xa lạ, mặt trời cũng là một nhân vật, đóng vai trò là hiện
thân của định mệnh. Trong đám tang của người mẹ, ánh sáng mặt trời chói chang
đã khiến Meursault bị bủa vây trong cái gọi là “không có lối thoát nào khác”.
Trên bãi biển mà Meursault đã bắn chết người Ả rập, cả “một đại dương kim khí
sôi sùng sục” đã khiến Meursault không còn kiểm soát được mình nữa, anh ta trở
nên u mê, nặng nề, bị thúc ép, anh ta bắt đầu hành động một cách vô thức và tự
mình gõ vào cánh cửa định mệnh [743;2]. Và
trong tiểu thuyết Dịch hạch, mặt trời không xuất hiện nhiều như trong Người xa
lạ. Không những thế, không phải lần xuất hiện nào mặt trời cũng mang ý nghĩa biểu
tượng. Suốt cả tiểu thuyết Dịch hạch, cái nóng bức của mặt trời đã ám ảnh cả
thành phố Oran xấu xí và u buồn. Mặt trời đã cầm tù Oran trong sự ngột ngạt và
tù túng, mặt trời kích thích mầm dịch lan tràn không kiểm soát được; và mặt trời
khiến con người không còn tỉnh táo, vật vờ phó mặc cho những tháng ngày vô định.
Cái mặt trời đó, như chính Camus đã xác định, không phải vầng mặt trời bình thường
đã góp phần vào vẻ rực rỡ của thành phố bên bờ Địa Trung Hải “giữa một cao nguyên trơ trụi, bốn phía là những
ngọn đồi lấp lánh ánh nắng, trước một vũng đường nét tuyệt vời”, cũng không phải
cái mặt trời mà người ta mong muốn sau khi đã phải chịu đựng quá đủ cái nóng ẩm
ướt của mùa xuân. Đây là vầng mặt trời đã gieo xuống thành phố quá nhiều ánh sáng thừa thãi và khí hậu
trở nên oi ả hơn, khiến người dân bắt đầu lờ mờ cảm thấy sự giam cầm đe dọa.
Lúc này, mặt trời không còn là mặt trời của thiên nhiên nữa, mà đã thành mặt trời
của dịch hạch, mặt trời của sự giam cầm, của bệnh tật, của tai họa.
Và với
truyện ngắn “ Kẻ phản bội hay một linh hồn bối rối”, Camuy đã tiếp tục xây dựng
biểu tượng mặt trời, với 14 lần lặp lại hình ảnh mặt trời trong truyện đã tạo
nên một biểu tượng mang đầy ý nghĩa nghệ thuật và tượng trưng sâu sắc, mỗi lần
xuất hiện mặt trời mang một ý nghĩa tượng trưng riêng. Và để hiểu hơn về ý
nghĩa cũng như giá trị của biểu tượng mặt trời thì chúng ta cùng bước sang chương
2 sẽ hiểu nhiều hơn.
CHƯƠNG
2. BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRONG TRUYỆN NGẮN
“ KẺ PHẢN BỘI HAY MỘT LINH HỒN BỐI RỐI” CỦA
ALBERST CAMUS
2.1 Mặt trời - vầng Thái Dương của Đạo Thiên chúa
Câu
chuyện được mở đầu bằng một thực tại đau đớn và vô cùng uất hận khi mà nhân vật
“ tôi” bị cắt đứt cái lưỡi vì một thời mông muội. Khi nhỏ từng sống trên
một cao nguyên có dãy núi lạnh lẽo và luôn thèm khát một cuộc sống dưới cái ánh
mặt trời với một làn nước trong vắt. Và thứ ánh sáng của mặt trời đó cũng xuất
hiện, khi mà nhân vật tôi nghe cha cố kể về một tương lai có ánh mặt trời, và
chỉ cho nhân vật “tôi” biết rằng Đạo thiên chúa là một vầng Thái Dương, một đấng
thượng đế tối cao, là nơi có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp mà không hề đánh ai
cũng không hề giết ai. Sứ mệnh của họ là đi truyền giáo, truyền thứ ánh sáng đó
vào những người dân cư man rợ để họ biết rằng: “ Đây là thượng đế của ta, các người hãy nhìn
vào đó. Thượng đế của ta không đánh ai, cũng không giết ai. Người bảo ban bằng
giọng nói dịu dàng, ai tát nguời má này thì Người chìa má kia ra. Thượng đế của
ta là vị thượng đế vĩ đại nhất trong các thượng đế, hãy chọn ngài, các người thấy
đấy. Thượng đế của ta đã làm cho ta tốt đẹp hơn. Các người hãy thử xúc phạm ta
đi, các người sẽ thấy”. [334;1]. Với điều đó nhân vật “ tôi” đã thực sự cảm nhận
được sự danh giá của mình khi trở
thành một tên lính đi truyền đạo, nó như một sứ mệnh thiêng
liêng, giúp cho người ta trở nên cao lớn hơn, nó đề cao cá nhân của mình, đề cao
đấng thượng đế trong chính bản thân mình
như trong chủ nghĩa hiện sinh đã kêu gọi “ dựa vào mình để không ngừng nâng đỡ
mình lên ,để tự do sáng tạo mình bằng mỗi hành động của mình”[75;3]. Và nhân vật “tôi” đã đặt niềm tin vào đấng thượng
đế đó và tin rằng mình có thể đi truyền đạo, truyền sức mạnh tốt đẹp vào cuộc sống.
Và tin rằng mình có thể trở thành đấng thượng đế mà mọi người phải cúi đầu mà
thờ phụng, mà nghe theo. Với lí tưởng và niềm tin đó nhân vật “ tôi” đã cố gắng
hết mình để thực hiện tốt điều đó bằng cách “ đến trước bục sám hối, đọc kinh
nhật tụng” [335;1], muốn trở thành mẫu mực, để người ta nhìn vào mà họ trở
thành người tốt và qua đó mà họ cúi đầu trước đấng thượng đế của nhân vật “
tôi”. Biểu tượng mặt trời mà Camuy xây dựng là thứ ánh sáng có sức lan tỏa và
làm mê hoặc con người, thứ ánh sáng đó có một sức mạnh tối cao, thậm chí đến mức
mà người ta khi đi truyền giáo bị đánh đập, hành hạ, sỉ nhục mà vẫn cho đó là
niềm hạnh phúc và sự sung sướng của đấng thượng đế trong chính mình. Xây dựng
biểu tượng mặt trời là một vầng Thái Dương của Đạo Thiên Chúa, Camuy còn cho
chúng ta thấy được xã hội Pháp cũng như toàn Châu Âu ở thế kỉ XX, đang chìm đắm
và bị mê hoặc bởi một sức mạnh của niềm tin vào tín ngưỡng, niềm tin có thể giết
chết con người mà họ vẫn tin, đó là sự khủng hoảng của nền văn minh thế kỉ XX,
và thứ ánh sáng đang làm xối mòn những giá trị và ý nghĩa tình thần. Là một nhà văn đai diện chủ nghĩa hiện sinh và
triết luận về những điều phi lí, là một hiện tượng đặc biệt của văn học Pháp, Camuy đã thực sự
thể hiện được những điều phi lí về niềm tin tín ngưỡng cũng như sự dấn thân của
con người trong niềm tin đó, con người đã trở thành một “con lừa thông minh”.
[334;1]
2.2
Mặt trời- sự hùng mạnh, man rợ của sức sống
và sức nóng
Biểu
tượng mặt trời trong câu truyện này được xây dựng trong một quỹ đạo nghệ thuật
của thời gian, ánh mặt trời không chỉ là một thứ ánh sáng mới bắt đầu lé sáng về
một tương lai tốt đẹp của Đạo Thiên Chúa mà mặt trời dường như đã lên cao hơn,
sáng và nóng hơn. Một thứ ánh sáng đến mức như đổ lửa, một thứ ánh sáng của những
điều man rợ. Thứ ánh sáng đó làm xua tan đi những “ điều hiền diệu của một vùng
tuyết mềm, của những dãy núi đóng băng” [335;1]. Nó thực sự sáng “bừng lên sự
chói lòa vĩ đại”[335;1]. Một thứ ánh sáng mạnh dần và mang theo những tia nắng
nóng khó chịu, những tia nắng giết người và không thể làm cho cuộc đời tươi đẹp.
Điều đó được thể hiện ngay trong quá trình đi truyền giáo của nhân vật “ tôi”,
anh muốn truyền thứ ánh sáng hùng mạnh của mình và điều ước muốn đó cũng sắp được
thực hiện, khi mà anh gặp lão già linh mục trong ngôi nhà như tù kín, ông già
linh mục đã kể cho anh nghe về cuộc sống rất kì lạ và quái dị của một vùng dân
cư man rợ, họ sống xa cuộc sống của mọi người, họ muốn sống những nơi mà người
khác không thể sống được, ở đó chỉ có dãy núi muối, con người chỉ có tàn ác và
đánh đập, và thị trấn đó đóng chặt cửa với tất cả những người xứ xa lạ, họ luôn
có một một linh vật để thờ phụng và làm theo như một kẻ tín đồ nô lệ của linh vật.
Chỉ có một người duy nhất lọt vào mới có thể nhìn thấy được tất cả. Và lão già
linh mục là người đã lọt vào đó, “dân chúng ở đó đánh đập và đuổi ông ta ra
ngoài sa mạc, xát muối vào vết thương trên người ông ta và nhét muối vào miệng
ông ta”. Từ câu chuyện của lão già linh mục nhân vật “tôi” như được tiếp thêm sức
mạnh , niềm tin vào đấng thượng đế của bản thân có thể cải đạo cho họ. Nhân vật
“ tôi” đã nghĩ về vầng mặt trời, những ánh lửa từ muối, căn nhà đặt linh vật và
nhận thấy sứ mệnh và bổn phận của mình là phải cải đạo cho dân cư man rợ đó, chỉ
cho học thấy đấng thượng đế của mình mới là chân lí mạnh mẽ nhất. Dù biết rằng “dân
chúng ở đó sẽ hành hạ, sỉ nhục nhưng đấy là thứ cần thiết để chứng minh, để khuất
phục những kẻ man rợ đó như vầng mặt trời hùng mạnh mà tôi từng ước mong đạt
quyền lực tuyệt đối, cái quyền lực bắt mọi người phải quỳ gối, bắt đối thủ phải
quy hàng, và cuối cùng là cải đạo cho họ”[336;1]. Biểu tượng mặt trời mà Camuy
muốn nói ở đây chính là một sức mạnh, một thứ ánh sáng đầy man rợ của niềm tin
tín ngưỡng. Camuy đã xây dựng biểu tượng mặt trời cùng với một ánh sáng từ từ mạnh
dần, từ từ lộ nguyên hình của những điều mê muội và những điều tàn ác. Những
người dân man rợ kia họ cũng có đấng tối cao, cũng có thượng đế mà họ thờ phụng
riêng, đó là ánh sáng riêng vầng mặt trời riêng của họ, nhưng chỉ có một điều
là thứ ánh sáng đó, vầng mặt trời đó, đấng thượng đế đó là một đấng thượng đế của
sự tàn ác. Ánh mặt trời đang lên, đang chiếu sáng chính là sự tàn ác của những
niềm tín ngưỡng đang diễn ra. Nó sẽ tàn phá, hủy diệt hơn nữa khi mà tia sáng của
mặt trời kia còn lên đỉnh cao và tạo nên sức nóng kinh khủng. Mặt trời mà Camuy
xây dựng đó là mặt trời hướng tới những điều bi quan, bi đát của cuộc sống.
2.3 Mặt trời - kẻ phá hoại, nguyên bản của sự tàn
ác
Trong
truyện ngắn này, có thể nói đỉnh cao của biểu tượng mặt trời mà Camuy xây dựng
được thể hiển rõ nhất. Với một thứ ánh nắng kinh khủng, thì mặt trời đã là nguồn
gốc xa xôi của sự phá hủy và sự hủy diệt. Mặt trời lên cao và những thứ xung
quanh bắt đầu nóng giãy, “ những tảng đá cũng bắt đầu nứt răng rắc rất khẽ”
[337;1], mọi thứ chung quanh như nóng bừng cả lên. Sức nóng ấy càng phá hủy gay
gắt hơn khi mà trên những dãy núi muối, trên những cao nguyên và sa mạc như
cháy thành muôn vàn ngọn lửa. Khi mà nhân vật “tôi” đang dần tiến về những người
dân man rợ, những dãy núi muối và chứng kiến tất cả sự phá hoại ấy ngay trên
chính bản thân mình. Thứ ánh nắng không chỉ soi tỏ bề
ngoài, mà còn chiếu sáng cái bản chất, cái bên trong. Nó không chỉ khiến mọi vật
hiện lên rõ mồn một trước các giác quan của con người mà nó còn hành hạ ngay
trên cơ thể con người, trên lãnh thổ mà họ sống. Và cái “thị trấn bằng muối của
những người dân man rợ kia như một lòng chảo lớn chứa đầy hơn nóng trắng bạch,
trên mỗi bức tường trắng đứng, được đẽo bằng mác và bào sơ sài những chỗ nhô
lên do lưỡi mác để sót lại, ánh lên những ánh chói lòa” [339;1], một cuộc sống
như địa ngục, chỉ có sự đánh đập và hành hạ, chỉ có sức nóng cháy đến thiêu đốt,
chỉ có những ngôi nhà được khoét sâu vào trong hốc đá muối và cái nóng buộc họ
phải đứng bất động, cách xa nhau, trên một băng đảo khô khốc. Một cuộc sống đầy
khó khăn và tù túng nhưng họ vẫn sống và vẫn làm theo tất cả những gì mà vị
linh vật của họ sai khiến. Khi bước vào thị trấn núi muối đó nhân vật “ tôi”
luôn ôm một niềm hy vọng là có thể cải đạo cho những người dân man rợ ở đó, hướng
họ tới những cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng mọi thứ ngược lại. Thứ ánh sáng của Đạo
Thiên Chúa, của đấng thượng đế ở nhân vật
“ tôi” không lấn ác được với sức mạnh của thứ ánh sáng như lửa cháy ở nơi đây. Những người cư
dân man rợ đã bắt giữ và hành hạ nhân vật tôi như một con vật. Họ nhốt nhân vật
tôi trong căn nhà thờ vị linh vật, đầy bóng tối, bao bọc xung quanh là những
hàng rào bằng muối, họ nhốt nhiều ngày như thế, “ mỗi ngày cho nhân vật “ tôi”
một thìa nước mặn và ít hạt ngũ cốc vất xuống đất như cho gà để nhật vật tôi nhặt
lấy ăn,…” [342;1], họ đã vứt hạt ngũ cốc như vậy đến mười lần và đến một ngày họ
cũng mở cửa ra, bước vào. Và một người trong số những người dân man rợ đã đến gần
nhân vật “tôi”, không nói một tiếng nào cả, chỉ nhìn thẳng vào mắt nhân vật
“tôi” và ra hiệu cho anh đứng lên. Điều đáng sợ nhất đó là sự im lặng, chỉ có
ánh mắt nhìn mà không hề biểu lộ điều gì, những con người như vậy lại hay có những
hành động rất tàn bạo. Đúng như thế, sau khi nhìn nhân vật “ tôi”, người dân
man rợ này đã đến gần và véo vào môi dưới của anh, vặn môi anh cho đến khi nó bị
rách và chảy máu, giật mạnh môi anh cho đến khi anh ta quỳ xuống và trong bóng
tối đó xuất hiện một tên phù thủy, “ tóc xõa, mình mặc một chiếc áo tết bằng ngọc
trai, hai chân để trần ló, đeo một mặt nạ bằng ống sậy ghép vào bởi sợi dây
thép, trổ hai mắt để nhìn”[343;1]. Theo sau gã phù thủy là những nhạc công và
đám người phụ nữ mặc những chiếc áo màu sặc sỡ, rộng thùng hình, họ nhảy múa,
và cuối cùng họ đưa một linh vật vào, hai đầu linh vật như hai lưỡi rìu, mũi chỉ
bằng dây thép uốn cong như con rắn. Họ nhấc nhân vật “tôi” đến bệ thờ linh vật
và bắt uống một thứ nước đen sì, rất chua và khiến cho đầu óc của anh nóng ran
lên như lửa đốt. Nhân vật tôi mặc dù bị hành hạ đau đớn nhưng anh vẫn không thức
tỉnh, vẫn mê muội với lí tưởng truyền đạo của mình. Khi bị hành hạ như vậy anh
bỗng cười phá lên sương súng vì được hành hạ, vì nghĩ mình sắp được truyền đạo
và không hề biết rằng với những hành động đó của những người cư dân man rợ đang
dần dần đưa anh nhập cuộc vào niềm tín ngưỡng của họ. Bất cứ một hành động nào
họ cũng muốn nhân vật “ tôi” cúi đầu trước linh vật của họ, và phải thờ phụng
linh vật đó, xem đó là đấng thượng đế tối cao, người mang lại cuộc sống ở nơi
này. Khi họ bắt nhân vật “tôi” ngước mặt nhìn linh vật của họ và anh hiểu ra một
điều rằng từ nay anh phải bắt đầu cầu nguyện vị linh vật của mình, niềm tin vào
ánh sáng của vầng Thái Dương dường như không còn nữa mà thay vào đó là nổi sợ
hãi và nỗi đau đớn. Tất cả dường như kì quái, điên loạn và dị thường. Chính mặt trời đã khiến cuộc sống của con người trở nên
tù túng, ngột ngạt, phi nhân, khiến không gian sống của con người trở thành chốn
lưu đày. Con người không còn là mình nữa và có thể sẽ phản bội lại chính mình.
Và ở đây nhân vật tôi đã bỏ niềm tín ngưỡng của mình, ngay từ đầu với ý nghĩa sẽ
cải đạo cho những người dân man rợ nhưng đến giờ phút này thì nhân vật “ tôi”
đã trở thành một thành viên của những người dân man rợ, đã thực sự bị họ cải đạo
và thay đổi cả niềm tín ngưỡng. Quả thực thứ ánh sáng chói chang của mặt trời
đã hủy hoại và bắt con người phải dấn thân vào những điều tàn ác.
2.4 Mặt trời – sự lụi tàn
hay một kẻ phản bội
Đến
đây thì thứ ánh sáng của mặt trời hùng mạnh,
man rợ, và đầy sự tàn ác kia không còn là thứ ánh sáng chói chang như lửa đốt nữa
mà mặt trời dường như đã xế bóng, “ lúc này mặt trời đã xế bóng, mọi thứ xung
quanh như một sa mạc không màu sắc”[345;1], tất cả như đang trong sự lụi tàn, thứ ánh sáng
của mặt trời dù có gay gắt, nóng bỏng cũng không soi sáng được những hang muối
đầy bóng đêm . Và con người đã thực sự bị phá hủy, bị hủy hoại thân thể bởi niềm
tin vào sức mạnh của ánh sáng mặt trời, sức mạnh của đấng thượng đế. Và tất cả
hành động ngu muội của mình đã khiến cho nổi đau khổ kéo dài và nổi uất hận
không sao có thể soi đi những vết thương đã hằn sâu vào kí ức như được “đốt bằng
sắt nung đỏ”[345;1]. Những ngày tháng sống trong dãy núi muối của những dân cư
man rợ, nhân vật “ tôi” nhận ra rằng “
chưa có một đấng thượng đế nào lại nắm giữ tôi và nô dịch tôi chặt chẽ đến như
linh vật này”[345,346;1], nó chi phối toàn bộ cuộc sống của nhân vật “ tôi”, nó
buộc anh phải dâng hiến tất cả cho nó, “ nỗi đau đớn và nỗi không đau đớn, thậm
chí cả niềm vui đều do nó ban cho tôi, thậm chí cả nỗi thèm khát, do ngày nào
tôi cũng phải chứng kiến cái hành động làm tình lạnh lùng và tàn bạo chỉ bằng
tai chứ không phải bằng mắt, bới lúc làm chuyện đó, tôi phải úp mặt vào tường,
nếu không sẽ bị đánh chết ngay”[346;1]. Lúc này thực sự nhân vật “ tôi” đã sống
trong sự thờ phụng lẫn sự phản bội và cả một sự tàn lụi của cuộc đời con người.
Anh cảm nhận được “ chỉ có trời đêm, những vì sao và dòng sông tối tăm mới có
thể cứu rỗi được tôi và bứt tôi ra khỏi đấng thượng độc ác của loài người”[347;1],
chỉ có bóng đêm mới làm anh ta thoát ra khỏi thứ ánh sáng chói chang này, “
bóng đêm vậy mà đâm ra lại tốt” [339;1], cuộc sống của những người dân man rợ
thật sự kinh khủng và kì quái, anh bắt đầu thấy sợ và đau đớn. Nỗi sợ và nỗi
đau đớn còn tăng lên cao khi “ một ngày trời nóng khủng khiếp và gã phù thủy bước
vào nhà thờ linh vật, không đeo mặt nạ, gã gần như trần truồng không không có một
mảnh vải khoác trên người người. Một cô gái mới bước theo sau gã, khuôn mặt xăm
những đường ngoèo giống như linh vật, cô không nói năng gì, khuôn mặt như một
ngẫu tượng ác thần, chỉ có thân hình gầy và phẳng của cô là có sinh khí, những
thớ thịt trên người cô vẫn nhúc nhích, cô nhìn tôi bằng cặp mắt mở to. Đang nằm
nghiên thì cô từ từ xoay người để nằm ngửa ra, khẽ thu hai chân và choài hai đầu
gối ra. Gã phù thủy đã rình sau, và xông ra cùng mọi người, họ đánh đập tôi và
học đẩy tôi vào tường, một bàn tay như thép bóp chặt hàm tôi, một bàn tay khác
cậy miệng tôi, kéo lưỡi tôi ra cho đến khi nó chảy máu, tôi đã thét lên cái tiếng
kêu của loại thú vật. Một nhát đứt nhẹ và mát mẻ,..”[347;348;1], đó là những
hành động rất tàn ác, những người dân man rợ đã làm như vậy với tất cả những
con người ở đây và những ai đến đây và là người của họ đều phải bị như vậy. Giờ
đây nhân vật “ tôi” cũng đã hiểu vì sao những con người kia không nói, chỉ có sự
im lặng và hành động. Tất cả họ đã bị cắt lưỡi và làm mọi thứ theo linh vật của
mình. Nỗi đau đớn càng khiến cho nhât vật “ tôi” thấy sức mạnh kinh khủng của
linh vật, cảm nhận được sự sỉ nhục quá nhiều đến toàn bộ thể xác và anh phó
tháo cuộc đời cho linh vật, cho gã phù thủy, anh bắt đầu cầu nguyện linh vật và
tin vào linh vật, chấp nhận sự giáo lý tàn bạo của gã phù thủy và sùng bái thói
độc ác trên thế giới này. Nhân vật “tôi”
bắt đầu từ bỏ tất cả những gì mà anh tin trước đó “ linh vật kia là sức
mạnh, là uy lực, là đấng thượng đế duy nhất trên cõi đời này, mệnh lệnh của nó
là căm hờn, là cội nguồi của mọi sự sống, là người có thể phá hoại chứ không thể cải giáo”, “người là
thượng đế duy nhất mà tính chất kìm theo đó là sự độc ác. Làm gì có ông chủ
nhân đức?”[348;1]. Nhân vật tôi nhận ra rằng mình bị lừa, “ chỉ có triều đại của
sự độc ác mới không rạn nứt. Người ta lừa tôi. Chân lí hình vuông, nặng nề đặc
sệt, chân lí không dung thứ sự đa dạng. Cái thiện chỉ là một điều mơ ước, một bến
bờ mà người ta không bao giờ đạt tới,… chỉ có những điều ác mới đi tới những giới
hạn tận cùng của nó và sự ngự trị một cách tuyệt đối”[349;1]. Thứ ánh sáng của
sự tàn ác đã thực sự ngự trị và chi phối cuộc sống con người, đã làm cho con
người khi đụng vào sự tàn ác đó thì bản thân mình sẽ không còn là mình nữa, có
thể sẽ phản bội lại chính mình, chính những điều mình tin tưởng, tôn thờ và thậm
chí phản bội là cội nguồn của mình. Sức mạnh của sự tàn ác thật nghê gớm và
đáng sợ. Điều này thể hiện rõ nhất khi mà nhân vật “tôi” thấy hai người cỡi lạc
đà đi đến đây truyền đạo thì anh biết mình phải làm gì. Anh đã bắn chết họ, đó
là nhiệm vụ và bổn phận của anh là người tin vào đấng thượng đế của linh vật
kia. Anh đã nổ súng, “tiếng súng của sự bất lực và lòng nhân từ, tiếng súng làm
ngăn cản và làm chậm sự xuất hiện của cái ác”[352;1, vì anh ghết chết họ còn tốt
hơn là để họ tiếp tục như anh, một sự dấn thân và nhập cuộc một cách ngu muội, đầy
mê hoặc và không lối thoát. Hình ảnh mặt trời đã thực sự lụi tàn ngay trên bóng
đêm, ngay trên sự tàn ác. Ánh sáng mặt trời không thể sáng ở bầu trời của những
người dân man rợ, không thể gieo rét thứ ánh sáng của nền văn minh tươi đẹp,
không thể chiến thắng cái bóng đêm dài dằng dặc, cái bóng đêm chìm đắm trong
cái thị trấn bằng sét thép và bằng muối, cái bóng đêm của những kẻ bạo chúa đen
đủi nô dịch và chiếm đoạt các cô gái không thương xót, cái bóng đêm sẽ làm lụi
tàn những thứ gì thanh xuân. Xây dựng biểu tượng mặt trời, thứ ánh sáng bị lụi
tàn trong bóng đêm của sự tàn ác, Camuy đã nói lên được nỗi đau của Châu Âu
trong những đêm trường của sự tàn ác, những nạn nô lệ da đen và những tín ngưỡng
độc ác, nó dìm đi cái làn sáng của Châu Âu thực tại. Cái thị trấn của những người
dân man rợ là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là đại diện cho vô vàn thị trấn
trên khắp thế giới. Canuy là nhà văn của
chủ nghĩa hiện sinh cho nên khi viết về những vấn đề của Châu Âu ông thường chống
lại những điều nhãn quan và mọi thứ đều là sự bi quan, siêu hình, mọi lối thoát
của con người của cuộc đời này là ảo tưởng, con người càng cố gắng tốt hơn thì
càng rời vào những điều tội lỗi. Sự thật của sự tồn tại là một bài học của sự
lưu đầy, con người bị bỏ rơi cùng nổi sợ hãi, con người bị tha hóa trong cái thế
gới thù địch với nó. Và ánh sáng của ánh mặt trời kia, của những điều tự do và
hạnh phúc kia phải cúi đầu trước sự ngự trị độc ác, phải lụi tàn và phải hòa
cùng cái bóng đêm tối tăm đó. Biểu tượng mặt trời trong câu truyện còn là một
biểu tượng thời gian theo cấp độ tăng tiến, từ hình ảnh mặt trời lóe sáng một
tương lai tốt đẹp cho đến một mặt trời nóng bỏng đầy man rợ và mặt trời lụi dần
trong sự tàn ác thì ta thấy mặt trời là một biểu tượng của thời gian phi nhân,
thời gian vây bủa con người, tù túng, u mê, phi lí mọi thứ. Dưới ánh sáng mặt
trời nhân vật “ tôi” đã nhận ra được bản chất của cuộc sống, và sự tồn tại của
cái ác thì không bao giờ mất đi.
C. KẾT LUẬN
Biểu
tượng là một nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Camus. Xây dựng biểu tượng mặt
trời trong truyện ngắn “ Kẻ Phản Bội Hay Một linh Hồn Bối Rối” Camus đã xây dựng
một biểu tượng đầy ý nghĩa. Mặt trời không chỉ là thứ ánh sáng của thiên nhiên
đơn thuần mà mặt trời là biểu tượng của những điều sâu kín. Ánh sáng mặt trời làm
nóng bừng lên những điều tàn ác, nó ngự
trị và lưu đầy trên những điều man rợ, trên những đau đớn và uất hận. Mặt trời
không hề soi sáng về một tương lai tốt đẹp mà mặt trời là hiện thân của sự phản
bội và của một linh hồn bối rối đầy phi lí, một trái tim và một cuộc đời không
lối thoát,… Mặt trời còn tồn tại vĩnh hằng trên cuộc sống này, và cái á cũng vậy nó sẽ còn mãi trong xã hội này.
Biểu
tượng mặt trời trong truyện ngắn của Camus thật sự mang một giá trị nghệ thuật
sâu sắc, chính vì vậy mà hiểu được “ biểu tượng mặt trời” của Camus bằng lí trí,
tư duy không thì chưa đủ mà phải cảm nhận bằng trái tim và tâm hồn. Có như vậy
chúng ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa sâu sắc, thầm kín của “biểu tượng mặt trời”
mà Camus xây dựng.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuyện ngắn
đặc sắc các tác giả được giải nobel, NXB Văn học, Hà Nội, 2006. (TK 024284)
2. Đặng Anh
Đào- Hoàng Nhân,…Văn học Phương Tây, NXB Giáo dục, 1999. (NV 045493)
3. Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục, 2009 (tái bản lần thứ ba).
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon