A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quảng Nam là một vùng đất giàu truyền
thống văn hóa văn học sâu sắc. Không chỉ có bề dày về nền văn học dân gian mà trong
giai đoạn cận đại và hiện đại đất Quảng Nam đã sản sinh ra nhiều nhân vật lịch
sử đồng thời cũng là nhà văn hóa có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc. Đồng
hành với sự vận động của lịch sử dân tộc, của địa phương thơ ca Quảng Nam đã phản
ánh sâu sắc các hoạt động, nhận thức, tư tưởng tình cảm, lí tưởng thẩm mỹ mang
tính đặc thù của một vùng đất “chưa mưa đã thấm”. Đó không chỉ là những nét
tính cánh chân thật, mặn mà, bộc trực mà còn có những giọng điệu trữ tình sâu lắng
được bộc lộ bằng một vốn từ ngữ của chính địa phương mình.
Cùng với hành trình phát triển của lịch
sử địa phương thì thơ ca Quảng Nam cũng được vận động theo, nó không chỉ là những
tiếng nói chân thật của địa phương mà nó còn phản ánh con đường phát triển mạnh
mẽ của vốn từ địa phương trong công cuộc phát triển và làm phong phú vốn từ dân
tộc. Nếu như hiện nay, đất nước ta đang trên con đường chuẩn hóa ngôn ngữ, đã
vô tình đánh mất hoặc không chú ý đúng mức đến sự hiện diện của những từ ngữ địa
phương phần nào đã đánh mất sự phong phú, đa dạng của những vốn từ địa phương
thì việc tìm hiểu nghiên cứu vốn từ địa phương là một việc làm rất cần thiết và
ý nghĩa. Góp phần vào công cuộc giữa gìn và bảo quản vốn từ địa phương.
Tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng là tập
thơ được tập hợp, giới thiệu những sáng tác tiêu biểu của những con người đất
Quảng, những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như; Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao
Vân, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...và cùng với những bài
thơ của những tác giả xuất hiện nhiều năm trên văn đàn được nhiều người biết đến
như Phan Khôi, Bùi Giáng, Thu Bồn, Khương Hữu Dụng... Trăm năm thơ đất Quảng đã
giành một vị trí xứng đáng cho nhưng tác giả ở mọi miền đất nước đã sống chiến
đấu, lao động, cống hiến và đã để lại dấu ấn, bản sắc riêng độc đáo cho vùng đất
này. Nghiên cứu đề tài tiểu luận dưới góc độ từ địa phương trong tập thơ “Trăm
năm thơ đất Quảng” phần nào giúp khẳng định giá trị nghệ thuật của tập thơ, hiểu
hơn về mảnh đất và con người Quảng Nam. Hơn thế, Trăm năm thơ đất Quảng sẽ là cầu
nối giữa lí tưởng cao đẹo, tâm hồn trong sáng, thanh cao của những con người
qua các thời đại, góp phần thể hiện được tình yêu cuộc sống, yêu quê hương trước
mọi sóng gió. Qua đó giúp ta thấy được quy luật tương tác giữa từ địa phương và
từ toàn dân, cũng như giá trị của từ địa phương đối với việc biểu hiện tư tưởng
tình cảm của các nhà thơ. Và đó cũng chính là những lí do thôi thúc chúng tôi lựa
chọn đề tài: “Khảo sát từ địa phương trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về từ
địa phương hiện nay có một số công trình nghiên cứu sau: Trong bài nghiên cứu
Luận văn Thạch sĩ của Phạm Thị Thùy Dương với đề tài “Khảo sát từ địa phương
trong thơ Tố Hữu”, ở bài viết này người nghiên cứu đã làm rõ những khái niệm về
phương ngữ, cũng như nêu được những quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Tố
Hữu khi sử dụng từ địa phương, bên cạnh đó người nghiên cứu cũng phân tích rõ từng
chi tiết và có bảng thống kê cụ thể về việc sử dụng từ địa phương trong thơ Tố
Hữu.
Nghiên cứu về từ địa phương trong văn
học Quảng Nam có một số công trình nghiên cứu sau: Về lĩnh vực thơ ca dân gian
Quảng Nam có cuốn “Tiếng địa phương trong ca dao vùng Quảng Nam, Đà Nẵng” của
Đinh Thị Hựu. Ở cuốn này tác giả cũng đã làm rõ từ địa phương Quảng Nam dưới
nhiều bình diện như từ loại, cấu tạo từ, quan hệ âm- nghĩa... Đồng thời tác giả
nêu bật được vai trò của việc sử dụng từ địa phương trong ca dao Quảng Nam.
Trong bài nghiên cứu đồ án Tiến sĩ của
Bùi Thị Lân về thơ ca dân gian Quảng Nam, tác giả cũng đã làm rõ từ địa phương
trong ca dao dân ca về đặc điểm cấu tạo cũng như từ loại. Ngoài ra tác giả cũng
đã phân loại và nêu lên vai trò của từ địa phương trong thơ ca dân gian Quảng
Nam.
Với những công trình nghiên cứu trên sẽ
là nguồn tài liệu vô cùng phong phú giúp chúng tôi thực hiện tốt đề tài “Từ địa
phương trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng”.
3. Mục đích nghiên cứu
Với việc tìm hiểu “Từ địa phương trong
tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng xưa”, người nghiên cứu không chỉ nêu rõ đặc điểm
của từ địa phương được sử dụng trong tập thơ mà còn nêu vai trò của những từ địa
phương đó trong nghệ thuật sáng tạo thơ ca. Nó không chỉ giúp nhà thơ bộc lộ nỗi
niềm của tâm hồn mà còn thể hiện tình yêu quê hương, đặc biệt tình yêu “tiếng
nói” thiêng liêng của quê hương mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung
nghiên cứu chủ yếu là “Từ địa phương trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng”.
Phạm vi nghiên cứu: Ngoài tập thơ Trăm
năm thơ đất Quảng là tài liệu nghiên cứu chính, bài nghiên cứu đề cập đến một số
bài thơ trong tập Dấu xưa Đất Quảng để tiện cho việc phân tích so sánh cũng như
tạo nên sự sinh động cho bài viết.
5. Phương pháp nghiên cứu
-
Phương
pháp tổng hợp- phân tích
-
Phương
pháp tìm tài liệu- đọc hiểu
-
Phương
pháp chứng minh- dẫn chứng
-
Phương
pháp liên ngành
B.
NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ
LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Vài nét về phương ngữ học và từ địa phương
1.1.1 Khái niệm phương ngữ
Phương ngữ hay tiếng địa phương là một
thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp dialektos, theo từ nguyên dialektos có
nghĩa là “nói năng” mà nói năng giao tiếp bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn cảnh,
một nơi chốn nhất định. Vì vậy mà sau này người ta hiểu dialektos nghĩa là tiếng
địa phương hay phương ngữ là vậy.
Nói về khía niệm phương ngữ thì từ lâu
trong luận án Phó Tiến sĩ, Võ Xuân Trang đã nêu khái niệm phương ngữ một cách cụ
thể: “Mỗi ngôn ngữ có thể chia thành các phương ngữ, mỗi phương ngữ có thể chia
gồm nhiều tiếng địa phương phương, mỗi tiếng địa phương thường có nhiều thổ ngữ.
Các thổ ngữ có một số đặc điểm giống nhau. Có thể quy thành một số thổ ngữ. Như
vậy phương ngữ là đơn vị phân chia lớn nhất còn thổ ngữ là đơn vị phân chia nhỏ
nhất về một phương ngữ. Phương ngữ, tiếng địa phương, thổ ngữ đều là những biến
thể địa phương về mặt phân bố địa lí, phương ngữ thường được phân bố trên một địa
bàn rộng lớn, bao gồm nhiều tỉnh, tiếng địa phương có thể phân bố trên địa bàn
hẹp hơn trong một tỉnh hay thổ ngữ của một xã. Ở đây tác giả đã phân tích rất
rõ ràng phương ngữ, tuy nhiên là một khái niệm, một thuật ngữ văn học cần ngắn
gọn và khái quát hơn. Chúng ta có thể hiểu khái niệm phương ngữ theo GS Hoàng
Thị Châu như sau: Phương ngữ là một thuật
ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ
thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương
ngữ khác. Trên cơ sở thống nhất khái niệm của GS Hoàng Thị Châu vừa nêu,
chúng tôi tiến hành khảo sát tiếng địa phương Quảng Nam được thể hiện trong tập
thơ Trăm năm thơ đất Quảng.
1.1.2 Khái niệm về từ địa phương
Để có cơ sở nghiên cứu, thiết nghĩ,
chúng ta cần làm rõ khái niệm cơ bản là từ ngữ địa phương. Về định nghĩa từ ngữ
địa phương, chúng ta có thể hiểu theo một số định nghĩa sau. Ở khái niệm này có
hai yếu tố cần chú ý là từ và ngữ. Nếu ngữ là sự kết hợp các từ, được dùng cố định,
nguyên khối trong sử dụng, chủ yếu là thành ngữ, quán ngữ, thì từ là các đơn vị
hiển nhiên có nghĩa nhất định, có phạm vi sử dụng nhất định, được xã hội chấp
nhận. Vốn từ vựng của một ngôn ngữ gồm có từ và ngữ, gồm nhiều lớp lang, trong
đó có lớp từ ngữ địa phương. Đầu tiên, định nghĩa của GS.TS Nguyễn Thiện Giáp: “Từ địa phương là từ được dùng hạn chế ở một
hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn
ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của
ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường
mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật,v.v…”.
Đây là định nghĩa tuy chưa nói rõ được tính chất biến thể của vốn từ vựng địa phương,
nhưng nêu được sắc thái sử dụng trong phong cách của chúng.
Ngoài ra, trong quan niệm của Nguyễn
Nhã Bản với định nghĩa về “từ địa phương
là lớp từ cư trú ở một địa phương cụ thể có sự khác biệt với ngôn ngữ văn hóa
hoặc với địa phương khác về ngữ âm và ngữ nghĩa”. Còn theo Nguyễn Quang Hồng,
thì “từ địa phương là những đơn vị và dạng
thức từ ngữ của một vài vùng địa phương nhất định”. Từ những cách hiểu về từ
địa phương trên, chúng tôi quan niệm những đơn vị được dùng quên thuộc ở vùng
Quảng Nam có sự khác biệt với từ toàn dân thì được gọi một cách ước định là từ
địa phương Quảng Nam.
Tóm lại, có thể hiểu rằng, từ địa
phương là lớp từ được xuất hiện ở một địa phương có sự khác biệt với ngôn ngữ
toàn dân về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa, là vốn từ quên dùng ở một địa phương. Từ địa
phương vốn là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày chứ không phải là từ vựng
của ngôn ngữ thơ ca. Do vậy, khi các từ địa phương được sử dụng trong các sáng
tác nghệ thuật chúng sẽ mang lại hiệu quả giá trị nghệ thuật rất độc đáo và tạo
nên bản sắc riêng cho thơ ca.
1.2 Vài nét về phương ngữ Nam và từ địa phương ở Quảng
Nam
1.1.1 Đặc điểm của vùng phương ngữ Nam
Như sự phân chia các vùng phương ngữ
thì phương ngữ Nam Bộ được tính từ Đà Nẵng trở vào đến cực nam của đất nước gọi
là “giọng miền Nam”. Dựa trên những đặc trưng về mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
người ta có thể phân biệt và chia được các vùng phương ngữ.
Đầu tiên, những đặc điểm về mặt ngữ âm
của phương ngữ Nam thì về thanh điệu thì phương ngữ Nam có 5 thanh điệu, khi
phát âm thì giữa thanh ngã và thanh hỏi giống nhau, trùng nhau không phân biệt
được. Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống thanh điệu khác với phương
ngữ Trung và phương ngữ Bắc. Về phụ âm đầu thì phương ngữ Nam có 23 phụ âm, các
phụ âm uốn lưỡi như [s, z, t] chữ viết thì ghi là s, r, tr. Ở Nam Bộ thì r có
thể phát âm rung lưỡi [r]. So với những vùng phương ngữ khác thì phương ngữ Nam
không có phụ âm [v] nhưng lại thêm âm [w] (đọc q) bù lại, và không có âm [z] và
được thay thế bằng âm [j]. Hệ thống êm đệm thì phương ngữ Nam không có âm [-w-]
và thiếu đôi âm cuối [-nh, -ch]. Tuy nhiên, phương ngữ Nam có thể chia thành 3
vùng nhỏ hơn: (1) Phương ngữ Quảng Nam – Quảng Ngãi, ở đây phương ngữ này khác
các nơi vì có sự biến dạng của âm a và âm ă trong khi kết hợp với các âm cuối
khác. (2) Phương ngữ từ Quy Nhơn đến Bình Thuận mang những đặc tính chung nhất
của phương ngữ Nam. (3) Phương ngữ nam Bộ đồng nhất các vần: -in,-it với -inh,
-ich và -un, ut với -ung, uc. Các khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ ch như phương
ngữ Bắc, nhưng trong các ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong hoạt động văn hóa,
giáo dục sự phân biệt các phụ âm trên được duy trì rất có ý thức.
Thứ hai, về mặt ngữ pháp thì phương ngữ
Nam là một phương ngữ nổi bật nhất. Trong hệ thống đại từ chỉ định và nghi vấn
thì phương ngữ Nam sử dụng các từ; Nầy, vầy, đó, vậy, đâu, nào, sao, gì...
Ngoài ra thì trong hệ thống đại từ xưng hô phương ngữ Nam sử dụng các từ; tao,
tụi tui, tụi tao, mầy, tụi mầy, tụi nó, ổng (ông), bả (bà), cổ (cô), chỉ (chị),
ảnh (anh)...Tuy nhiên, ở một số nông thôn miền Nam người ở ngôi thứ nhất thường
dùng đại từ “tui” để xưng hô giữa bạn bè, giữa những người trong gia đình khi
nói với người ngang hàng hay người trên như con nói với bố mẹ, em nói với anh,
giống như ở các dân tộc thiểu số, như trong các ngôn ngữ châu Âu. Đây là một ảnh
hưởng để lại của ngôn ngữ bản địa trước đây, có hệ thống đại từ nhân xưng trung
tính.
Về đại từ hóa danh từ thì thêm dấu hỏi
để biến danh từ thành đại từ là một phương pháp ngữ pháp chủ yếu được sử dụng rộng
rãi trong phương ngữ Nam. Ngoài những đại từ nhân xưng như trên đã dẫn ra; ổng,
bả, ảnh, cổ...còn hình thành những đại từ chỉ không gian; trỏng (trong ấy), ngoải
(ngoài ấy), đại từ chỉ thời gian như; hổm (hôm ấy), nẳm (năm ấy).
Thứ ba, về mặt từ vựng và ngữ nghĩa
thì phương ngữ Nam do sự vận động lịch sử của vùng nên phương ngữ Nam có những
từ khác nhau được biểu hiện qua những giai đoạn và những hoàn cảnh khác nhau mà
có. Ngoài ra, các từ ngữ của phương ngữ Nam được vay mượn từ tiếng Khơme, tiếng
Chăm và từ Hán- Việt nên cũng tạo nên sự đa dạng cho phương ngữ Nam.
1.1.2 Đặc điểm từ địa phương ở Quảng Nam
Có thể nói rằng từ địa phương Quảng
Nam thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày và chủ yếu trong ca dao
dân ca Quảng Nam. Ca dao, dân ca là thể loại phổ biến nhất và phát triển rực rỡ
nhất trong kho tàng văn học dân gian Quảng Nam. Do gắn liền với lịch sử phát
triển của dân tộc nên vùng đất Quảng Nam là nơi hội tụ của nhiều dân cư sinh sống,
nơi đây còn là sự cộng hưởng âm sắc của văn hóa dân gian của nhân dân Đại Việt,
là sự tiếp biến của văn hóa bản địa nên từ địa phương đi vào thơ ca dân gian với
tỉ lệ khá lớn và mang những đặc điểm riêng. Ca dao dân ca Quảng Nam là tấm
gương phản chiếu trung thực, sinh động về con người và tính cách của những con
người “đầu sóng ngọn gió” mà một thời “phên dậu thứ năm” của Đại Việt. Con người
Quảng Nam với những biến động lớn lao của lịch sử dân tộc nên tích cách của họ thật
mãnh liệt. Trên mọi lĩnh vực người Quảng Nam đều tỏ ra xông xáo, mạnh dạn, gan
dạ, kiêng cường. Chính những điều đó tạo cho ca dao dân ca Quảng Nam mang đậm
tính cách của người địa phương Quảng Nam:
“Ta muốn lên non tìm con chim lạ
Chứ giữa phố phường con chim chạ thiếu chi”
Với những
câu ca dao đã phản ánh được bản sắc của những vốn từ địa phương của người Quảng
Nam. Đó không chỉ là những tính cách kiên hùng, sự mạnh bạo của người Quảng Nam
mà trong ca dao dân ca Quảng Nam phản ánh về những đặc tính của vùng đất Quảng,
dù trong gian lao vất vả, hiểm nguy, nhân dân xứ Quảng vẫn luôn một lòng hướng
về Đảng và Bác Hồ về miền Bắc thân yêu trong đấu tranh chống Pháp- Mĩ:
“Còn trời còn nước còn non
Hễ còn thằng Pháp mẹ còn đấu tranh”
“Cho dù giăc Mĩ trăm tay
Cũng không chia cắt được đất này làm hai”
Hay đó là:
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhắm đà say
Tình non nghĩa nặng bao ngày
Con trăng cõi Bắc đã đầy nhớ nhung”
Ngoài ra,
từ địa phương trong ca dao Quảng Nam được nhìn dưới nhiều bình diện như; bình
diện từ loại với các từ ngữ địa phương như thực từ, hư từ; dưới bình diện cấu tạo
từ như từ đơn âm tiết, từ đa âm tiết, từ ghép, từ láy... Dù dưới bình diện nào
thì ca dao dân ca Quảng Nam cũng phản ánh được những lớp từ địa phương rất
phong phú và độc đáo bộc lộ được tính cách của người dân Quảng Nam. Chính tiếng
địa phương đã làm cho ca dao dân ca Quảng Nam mang một bản sắc riêng, tạo một
tiếng nói riêng, góp phần vào sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ dân tộc.
Trên là
vài nét về từ địa phương trong ca dao dân ca Quảng Nam. Tuy nhiên, theo dòng
phát triển của lịch sử thì không chỉ trong ca dao dân ca mà cả trong thơ ca Quảng
Nam sau này trong thời kì chống Pháp, chống Mĩ cứu nước, tiếng địa phương Quảng
Nam vẫn được phát huy và bộc lộ được tinh thần, tình yêu thương của người dân
Quảng Nam trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc,
vùng đất Quảng Nam đã sản sinh ra biết bao anh hùng qua nhiều thế hệ như: Hoàng
Diệu, Ông Bích Khiêm, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Châu Trinh, Phan Bộ
Châu.... Họ là những con người vừa cầm súng đấu tranh đồng thời cũng vừa cầm
bút dũng cảm, kiêng cường mà Bác Hồ kính yêu đã dành tặng cho riêng vùng đất
này: “Trung dũng, kiên cường đi đầu giệt Mĩ”.
Tư duy,
khí tiết, tính cách của người Quảng được phản ánh trong thơ ca giai đoạn này phần
nào đã khắc họa được bản sắc văn hóa riêng của người Quảng. Tính cách ấy, bản sắc
ấy, càng được bộc lộ và tô thắm, bồi đắp, phát triển trong công cuộc xây dựng
Chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này ngoài những tập tuyển thơ văn nghệ, văn
hóa Quảng Nam thì tập thơ Trăm năm thơ đất
Quảng phản ánh sâu sắc công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước cũng như sự nâng
cao và tiếp tục sáng tạo nghệ thuật mang âm hưởng dân tộc trở nên phong phú và
đầy ý nghĩa mà các tác giả đã giữ được trong quan niệm sáng tạo nghệ thuật của
mình. Với tập thơ đã bộc lộ được những dấu ấn trong lịch sử phát triển thứ tiếng
riêng- tiếng địa phương của người dân xứ Quảng.
1.3
Vài nét về tập thơ
Trăm năm thơ đất Quảng
Tập thơ
Trăm năm thơ đất Quảng là tập thơ được tập hợp và giới thiệu của 167 nhà thơ tiêu
biểu là những người con đất Quảng Nam- Đà Nẵng, gồm các tác phẩm của những nhân
vật lịch sử như Trần Duy Hiệu, Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng... thơ của các tác giả đã xuất hiện nhiều năm trên văn đàn được nhiều
người biết đến như Phan Khôi, Khương Hữu Dung, Trịnh Đường, Thu Bồn... Những
bài thơ đã có tác động mạnh mẽ đến quần chúng những phong trào yêu nước, cách mạng
của địa phương và dân tộc. Ngoài ra, trong tập thơ còn có một số tác giả xuất
hiện sau năm 1975 đã góp phần phát huy phong trào đấu tranh của quê hương trong
những năm tháng đấu tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở địa phương.
Tập thơ
Trăm năm thơ đất Quảng đã giành một vị trí xứng đáng cho những tác giả ở mọi miền
đất nước, cho những người từng sống, chiến đấu ở mảnh đất quê hương. Với tập
thơ không chỉ mang lại niềm tự hào cho chính những người con của đất Quảng mà
qua tập thơ thể hiện được bản sắc, tính cách của những người Quảng, lấy lòng tự
hào về một nguồn cội thiêng liêng và một tiếng nói chân thật, mặn nồng. Nó sẽ là
cầu nối cho những lí tưởng cao đẹp, tâm hồn tươi sáng của những con người qua
các thời đại cũng như những con người xa quê sống trong quá khứ hào hùng.
Với việc sử
dụng một ngôn ngữ địa phương quên thuộc trong sinh hoạt lẫn lời ăn tiếng nói hằng
ngày trong lao động sản xuất các tác giả đã góp phần sinh động hơn cho tiếng Quảng
trên hành trình sáng tạo nghệ thuật cũng như bồi đắp thêm cho ngôn ngữ quê
hương. Trong toàn bộ tập thơ, nét nổi bật để khẳng định họ là những con người
xuất thân từ đất Quảng phần nào thông qua chính ngôn từ sáng tác. Đó cũng là
nét nổi bật mà khi đi nghiên cứu tập thơ chúng ta cần chú ý.
Chương 2 KHẢO SÁT TỪ
ĐỊA PHƯƠNG TRONG TẬP THƠ “TRĂM NĂM THƠ ĐẤT QUẢNG”
2.1 Khảo sát
từ địa phương qua tập thơ “Trăm năm thơ đất Quảng”
Với tập thơ Trăm năm thơ đất
Quảng đã phản ánh xuyên suốt chiều dài phát triển lịch sử đất nước, cùng với sự
phát triển đó hình thành nên bản sắc riêng cho tiếng nói Quảng Nam. Chính vì vậy
mà việc khảo sát từ địa phương trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng người
nghiên cứu cũng dựa trên mốc lịch sử để khảo sát. Qua đó thấy được sự tiến bộ
cũng như quá trình phát triển của ngôn ngữ Quảng Nam. Ngoài ra, do giới hạn
trong khuôn khổ bài tiểu luận và tập trung nghiên cứu từ địa phương nên người
nghiên cứu chỉ trích những đoạn thơ có từ địa phương trong những bài thơ của
các tác giả để nghiên cứu.
2.1.1 Khảo sát và phân tích
từ địa phương trong tập thơ “Trăm năm thơ đất Quảng”.
1. Gặp việc nghĩa
trăm năm thân không tiếc
Làm việc gì
chí quyết cho nên
Lòng son dạ
đá giữ bền
Chẳng nề ai ghét, chẳng phiền ai thương
Nào là chốn
cương trường đua đánh
Nào là trong
quốc chánh đấu tranh
Ra vào vạn tử
nhất sanh
Chết cho
ngàn thuở bia danh mới là
(Tỉnh quốc hồi ca I- Phan Chu Trinh)
Từ “chẳng nề” là từ địa phương Quảng Nam, nó có nghĩa là “chẳng hề”.
Toàn câu là “chẳng hề ai ghét, chẳng phiền ai thương. Từ “chánh, sanh” có nghĩa “chính, sinh”.
2. ...................................................
Đời sao lại có
suy có thạnh
Người sao lại có
dại có khôn
Lan huệ sao ông
làm cho héo hon
Gai góc sao ông
lại thả cho khắp non cùng núi
(Giai nhân kì ngộ-
Phan Châu Trinh)
3. Này áo áo xiêm thêu, này đai vàng thể bạc
Buông hơi sấm giữa
cõi đời rơn rác
Tréo mảy lên xưng ông nọ
ông kia
Ô ai ơi! Tốt lốt
chưa tề
.....................................
Tò mò hỏi, năm
Châu ai lớn nhỏ
“Ủa việc
ngoại dương tau có biết mô na”
Cũng tai cũng mắt
cũng người ta
(Phan Bội Châu)
Trong (2) từ “thạnh” có nghĩa là “thịnh”.
Toàn câu “Đời sao lại có suy có thịnh”. Ở thời Phan Châu Trinh từ ngữ còn mang
đậm tính trung đại nên từ ngữ mang âm hưởng Hán- Việt nhiều. Ngày xưa người ta
nói “thạnh có nghĩa là thịnh” và đi vào câu thơ vẫn còn mang âm hưởng cổ và tạo
nét riêng cho tiếng nói Quảng Nam.
Trong (3) từ “tréo mảy” có nghĩa diễn tả một tư thế ngồi trên cao, hai chân tréo
vào nhau, với thái độ thiếu văn hóa, coi thường đối tượng đang trò chuyện với
mình “Tréo mảy lên xưng ông nọ ông kia”. Từ “tốt lốt” có nghĩa là “tốt hoặc hay”, từ “tề” có nghĩa là “kìa”- Toàn câu “ô ai ơi! tốt chưa kìa”, hoặc “hay
chưa kìa”. Từ “Ủa” biểu thị một trạng
thái bất ngờ của người nói trước một vấn đề nào đó, nó cũng có nghĩa là “gì,
sao”, từ “ủa” làm chức năng như một từ để hỏi nhưng hỏi với thái độ bất ngờ. Từ
“tau” có nghĩa là “tôi” đại từ xưng
hô của người Quảng. Từ “mô na” là một
tình thái từ, ở hoàn cảnh của câu thơ có nghĩa là “gì đâu”. Toàn câu ta có thể
hiểu “Sao việc ngoại dương tôi có biết gì đâu”. Viết những câu thơ mang đậm từ
địa phương Quảng Nam tác giả Phan Bội Châu bộc lộ tình yêu quê hương và ca ngợi
thứ tiếng nói chân chất của người dân mình. Với những từ tình thái “tốt lốt, tề,
ủa, mô na” bộc lộ thái độ của tác giả trước hiện thực đời sống của đất nước trước
bọn thực dân Pháp.
4. Hát xướng làm chi hỡi quý quan?
Trời làm hạn hán khổ trăm đàng
.......................................................
(Hát xướng làm chi hỡi quý quan?- Phan
Châu Trinh)
Hay:
“Mập mờ trông thấy bức giang san
Sức nhỏ trời to chửa dễ toan
(Trận bão năm Giáp Thìn ở kinh đô- Phan
Châu Trinh)
Từ “chi” có nghĩa “gì”, từ “đàng” có nghĩa “đường”. Từ “chửa” có nghĩa là chưa.
5. Giếng nhỏ ếch thường trương mắt lớn
Đuôi mèo dài chẳng
đợi ai khen
Ruồi nghe hơi mật
xốn xáo
Cá thấy nồi câu
móng búi beng
Chán nỗi nhân
tình là thế thế
Ao bùn nên nhận
mấy hoa sen
(Cảnh đời- Huỳnh
Thúc Kháng)
Từ “xốn xao” chỉ trạng thái lao xao, mừng rỡ của những con ruồi khi
nghe hơi mật. Từ “búi beng” chỉ trạng
thái nôn nóng, hấp tấp như không chờ được một việc gì đó. Thông qua những lớp từ
ngữ tạo sắc thái biểu cảm, tác giả đã miêu tả sinh động cũng như bộc lộ được những
cảnh đời của cuộc sống thực tại.
6. Gà gáy canh
hai
Dậy nấu vài củ khoai
Ăn
lót lòng
buổi mai
Ví trâu vác cày đi đỗi dài
Bắc ách lùa trâu bước xuống ruộng
Ruộng khô đất cứng cày không xuống
Rì, tắc, thá, ví mãi xế trưa
Mồ hôi như tắm quên ăn uống
................................................
Gặt xong chưa ăn gánh trả nợ
Nhà giàu ăn lãi thiệt quá ngặt
Đồng xanh bồ không mặt buồn xàu
.................................................
Cái khổ nhà nông đói
Vì ai gây nên nỗi
Muốn cưỡi tàu bay, bay thật cao
Thẳng tuốt trên mây níu hỏi
trời!
(Người cày- Huỳnh Thúc Kháng)
Nếu đất Quảng gắn liền với nền nông
nghiệp lúa nước thì trong những câu thơ trên với những từ ngữ quên thuộc đã thể
hiện được quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân đất Quảng. Những
từ địa phương “ăn lót lòng” có nghĩa
“ăn lót dạ vào buổi sáng, hoặc ăn điểm tâm buổi sáng nhưng ăn rất ít, từ “ví” có nghĩa là “đuổi”, từ “vác” có nghĩa là “gánh”, từ “ví trâu vác cày” diễn tả hành động đi
cày ruộng, người nông dân thường hay lấy cái cuốc gánh một đầu chiếc cày, còn đầu
kia gánh chiếc ách để tiện cho việc mang đủ công cụ đi ra ruộng một lần, tiết
kiệm thời gian đi về lấy dụng cụ nhiều lần hoặc cũng có thể người nông dân chỉ
vác chiếc ách trên vai và lùa trâu đi. Từ “bắc
ách lùa trâu” diễn tả hành động người nông dân gắn chiếc ách vào cổ con
trâu để nối dây từ cổ trâu đến chiếc cày để con trâu kéo cày đi mà không bị rơi
ra ngoài. Từ “đi đỗi dài” có nghĩa
là “đi một đoạn đường rất dài”. Từ “rì”
là một động từ, trong quá trình cày ruộng thì nó có nghĩa là bảo con trâu đi
sang “bên phải” của đường cày. Từ “tắc”
có nghĩa là “bên trái” đường cày. Từ “thá”
có nghĩa là “bảo con trâu quanh đầu lại ở mỗi đường cày xong để tiếp tục đi đường
cày khác. Từ “ví” có nghĩa “bảo con
trâu đi nhanh lên”. Ở một số địa phương khác như huyện Núi Thành, huyện Hiệp Đức
của tỉnh Quảng Nam thì gọi “thá” là sang bên trái đường cày, còn “rì” sang bên
phải đường cày. Từ “ăn lãi” có nghĩa
lấy lãi khi cho vay tiền, từ “quá ngặt”
có nghĩa quá ngặt nghèo, căng thẳng, trong những lúc gặp nhiều khó khăn, đói
khát không có tiền lẫn không thóc để trả nợ. Từ “buồn xàu” là một tính từ chỉ trạng thái khuôn mặt con người rất buồn
rầu. Từ “thẳng tuốt” có nghĩa chỉ một
đường đi hay một cái gì đó rất thẳng mà rất xa, cao vuốt. Trong câu thì nó chỉ
đường bay lên trời thẳng vuốt.
Với những từ địa phương trên phản ánh
được những từ ngữ được nảy sinh trong đời sống sinh hoạt, lao động tạo nét
riêng cho vốn từ đất Quảng. Đó không chỉ là quá trình lao động sản xuất mà
trong tình yêu đôi lứa, từ địa phương cũng được phản ánh sâu sắc trong nhưng
câu thơ của Phan Khôi trong khúc Tình già.
7.Ôi đôi ta, tình
thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn là không đặng.
Để đến nổi tình trước phụ tình sao, chi cho
bằng sớm liệu mà buông nhau!
Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! buông nhau làm sao nở
Thương nhau chừng nào hay chừng nấy,
chẳng qua ông trời bắt ta phải vậy?
Từ “nặng” có nghĩa nặng nghĩa, nặng tình hoặc nhiều tình nghĩa, từ “đặng” có nghĩa “được”, từ “chi” có nghĩa “sao”, từ “sớm liệu” có nghĩa tính trước việc gì
đó, từ “bạc” ở câu thơ có nghĩa tội
tình, thảm hại, từ “chớ” có nghĩa
“chứ” ở đây đặc trưng của phương ngữ Nam nguyên âm “ư” được chuyển thành âm “ơ”
ví dụ như: thư -> thơ, gửi -> gởi. Từ “chừng nào hay chừng đó” có nghĩa là “đến đâu hay đến đó”.
8. Dân ta cực đà như chó
Sao quan còn võng đỏ ngáng ngà
..............................................
Ăn cơm vua, cầm quyền nước, ngồi mà lo những chuyện chi chi?
(Đánh đổ quan lại tham nhũng- Trần Quý Cáp)
Từ “cực” có nghĩa vất vả, khó khăn, cục khổ,
từ “đà” có nghĩa “bằng”, từ “chi chi” có nghĩa gì đâu.
9. Đây cao vòi vọi dốc ông Mạnh
Đây ầm ầm đổ thác không tên
Có suối chân hùm vừa để dấu
Có lùm cây vút tuyệt đường chim
Rồi dốc rồi truông
leo rồi leo
Rồi khe rồi lạch vòng cù queo
Từ “vòi vọi” có nghĩa là cao, xa vời vợi,
từ “cù queo” có nghĩa cong lại hay
co lại. Như trong câu ca dao Quảng Nam “Trái chi trái cuộn cù queo/ mướp tây
không phải dưa leo không nhằm” hay “Phường Đông không ngắn không dài/Tân Mỹ củn
ngủn Đá Mài cù queo”. Từ “cù queo” được nhắc đến rất nhiều trong ca dao Quảng
Nam.
10........................................
Quay quắt những con người nón cời áo vá
Bữa cơm đợi mùa bắp
đậu cõng khoai
(Tường Linh)
Từ “nón cời” chỉ chiếc nón ở trạng thái
rách nát ở phần khung chiếc nón chỉ còn đỉnh nón với những lớp lá nón rách. Từ “bắp đậu cõng khoai” chỉ một món ăn
quên thuộc dân dã của người Quảng với món bắp trộn với đậu và khoai, đây là món
ăn thay thế cơm. Vì ngày xưa đất Quảng còn nghèo khó, cơm không có ăn, nhân dân
đói nhiều, người Quảng Nam nấu những món đó để ăn thế cơm.
11.Chuyến tàu lướt trong đêm
Đi về miền xa lắc
Tôi dỗ tôi ngủ yên
(Lê Minh Sơn)
Từ “xa lắc” là một tính từ có nghĩa “rất
xa”. Người Quảng Nam nói về một cái gì đó ở rất xa, ví như một địa điểm nào đó
rất xa chỗ sống hiện tại của họ thì hay nói câu “xa lắc, xa lơ, xa tít mù
khơi”.
12.Nhỏ mà không học lớn làm ngang
Trống đánh ba hồi đã thấy quan
Ra rạp, ngồi trên ba đứa hiệu
Vô buồng đứng dưới mấy ông làng
(Vịnh hát bội- Huỳnh Quí)
Từ “làm ngang” có nghĩa là ngang ngược, từ
“vô” có nghĩa là vào. Ở đây, người
Quảng Nam hay phát âm “ao” thanh âm “ô”. Ví như “hào” thì nói “hồ”, ngọt ngào
thì nói “ngọt ngồ”.
13.Mưa từng chặp,
gió từng hồi
Ngoảnh lại giang
san ngập cả rồi
.................................................
(Nước lụt- Huỳnh
Quí)
Từ “chặp” có nghĩa là “lúc, dạo”. Có thể
hiểu toàn câu văn “Mưa từng lúc/dạo, gió từng hồi”.
14.Mưa sa nước chảy lên cao ở
Lửa đỏ dầu sôi
nhảy tới chơi
Quân tử có
thương xin chớ phụ
Lăng xăng bay nhảy để mà
coi.
(Dế
dũi- Quỳnh Quí)
Từ “lăng xăng” là một động từ diễn tả động tác chạy qua chạy lại hoặc
lên cao xuống thấp một cách nhạnh nhẹn, liên tục, bận rộn. Nó gần với từ “chập
chờn”.
15.Hỡi ơi!
Trong nhơn thế quan âm dễ mấy
Chưa chi mà trở mấy âm dương
..................................................
Da mồi rực rỡ!
Nón cời tơi rách chịu nắng mưa
Mặt dòng nước
sông nuôi con vợ
......................................................
(Văn tế ông
chài- Quỳnh Quí)
Từ “nhơn” có nghĩa là “nhân”. Trong phát
âm của người Quảng thì nguyên âm “â” phát thành “ơ” khi liên kết với các từ
khác. Từ “nón cời tơi” giống với giải
thích ở bài (8).
16.Ôi thôi thôi!
Mẻ hết chỗ mài
Gãy không thể nổi
...............................
Thảm thiệt bấy mấy đời tiền tặn, chịu ăn hoài dao lụt hơn chín mười năm
..................................................
Từ đây mà choẻn nọ
xa khâu, bề cạp nãi biết bao giờ gặp mối
Hôm nay hẩy
lò than un giác đỏ, ngọn lửa hương thêm nóng ruột trăm chiều
Ngày mai vừa lát cuốc đắp mồ xanh, nắm đất đỏ đã chôn
tình một khối.
(Văn tế thợ rèn- Huỳnh Quý)
Từ “mẻ” có nghĩa là chỉ vật bị vỡ nhưng chỉ
vỡ một mảnh nhỏ, từ “bấy mấy” có
nghĩa “biết mấy”, từ “tiền tặn” có
nghĩa tiết kiệm từ chút một. Từ “choẻn nọ”
có nghĩa “không bao giờ”.
17.Ủa ủa! Nhơn sao đến nổi này
Ờ! Dây danh
lợi buộc mình đây
Bên tai rổn rảng dường đeo ngọc
Dưới bụng xênh xang tựa thắt đai
Cái tháp Trần
Phồn ngồi bén đít
Khúc đờn Dũ Lý khẩy theo tai
Mình ốc mang
rêu rửa sạch ai
Quen thói
rung cây nhát khỉ hoài
Mèo quào phên đất chi
khờn sức
Sứa nhảy của
đăng mới gọi tài
Khó nổi đem
lòng ràng vó ngựa
Dễ đâu lấy
thúng úp mình voi
Trông qua chưa khỏi đừng khinh khái
Chim sẩy lồng
ra để đó coi
(Ông Bích
Khiêm)
Từ “ủa ủa” giải thích giống từ “ủa” trong câu (3) chỉ trạng thái bất
ngờ. Từ “nhơn” có nghĩa “nhân”, trong
câu chỉ nghĩa “người”, từ “rổn rảng”
chỉ âm thanh phát ra giống âm thanh một viên bi nhỏ bỏ vào trong một chiếc bình
khi rung thì nó phát ra âm thanh rổn rảng. Từ “xênh xang” chỉ trạng thái chiếc thắt đai (có nghĩa thắt lưng giữ sợi dây thắt với đai quần) rơi ra
hoặc gồ ghềnh gây cảm giác khó chịu, từ “ngồi
bén đít” chỉ trạng thái ngồi đau
mông. Từ “đờn” có nghĩa là “đàn”, từ
“khẩy” có nghĩa “phả”, từ “quào” có nghĩa “cào”, từ “phên đất” chỉ bức tường rào làm bằng
lạt tre và đất sét để rào quanh nhà ở, từ “chi
khờn” có nghĩa là không lo mất sức, bền bỉ, dai dẳng. Từ “ràng”
có nghĩa “cột, buộc”.
18.Bíu ríu đương thương khó nỡ lìa
Trong lòng bó rọ
khó bề kia
Người đời rối nỗi
không đồng mộng
....................................................
Thuở nọ vì chi cợt
thốt thề
(Nỗi lòng- Phạm
Như Xương)
Từ “bíu ríu” là một tính từ chỉ trạng thái lưu luyến, luyến tiếc, đang
say đắm tình yêu. Từ “bó rọ” là tính
từ chỉ sự bó buộc/cột một cách chật chội, cọ sát, gây cảm giác khó chịu cho con
người. Từ “chi” có nghĩa là “gì/
đâu”, từ “cợt” có nghĩa đùa cợt.
19. Loài ở lộn bùn cũng mọc râu
Ngo ngoe nỏ biết
mốc gì đầu?
Cong lưng cứ ỷ
tài đâm bắn
Lố mắt khôn dò lạch cạn sâu
Ngoài ủ lôm xôm càng múa gọng
Dỡn rồng ta bảo đừng
quên thói
Một nhũi là xong lựa tát, câu.
(Vịnh con tôm-
Trần Cao Vân)
Từ
“lộn” có nghĩa là lẫn lộn, trộn lẫn
trong một cái gì đó, trong câu có nghĩa “loài ở trong bùn cũng mọc râu”, từ “ngo ngoe” là phây phẩy, từ “nỏ” có nghĩa là “không”, đây là một
phương ngữ Trung, từ “nỏ” được người dân Nghệ Tĩnh nói nhiều. Do nằm trong làn
ranh giữ phương ngữ Trung và phương ngữ Nam nên Quảng Nam là một vùng chuyển tiếp,
tiếp biến phương ngữ mang âm hưởng của phương ngữ Trung. Từ “ngoài ủ” là danh từ chỉ ngoài “sân”, từ
“lôm xôm” có nghĩa là lộn xộn, không
theo một trận tự, từ “dỡn” có nghĩa
“đùa cợt”, từ “nhũi” có nghĩa là “nhát/
mũi”, trong câu có nghĩa là một nhát dao là xong lựa tát, câu.
20.Mặc ai chẳng thềm lo
Chưa gặp thời âu
tạm chống đò
Sông rộng lão
toan cầm lái vững
Lạch sâu mụ
hãy cắm sào dò
(Vịnh vợ Chồng
lái đò- Trần Cao Vân)
Từ “mụ” có nghĩa chỉ người đàn bà, đại tự nhân xưng chỉ người phụ nữ đứng
tuổi (có tính bình dân)
21.Xe trở bánh gần hết khúc
eo
Trông chồng chi lắm mặt buồn teo
Thân chàng chắc
vững không nao núng
Dạ thiếp đừng lo
chút mẻo
meo
Trướng liễu xử
màn khuyên hãy giấc
Vườn đào sẵn giống
để rồi gieo
Thung dung mặc sức cùng
nhau sẽ...
Chót núi thôi đừng ngó mỏi nheo
Từ “khúc eo”chỉ đoạn đường có khúc cong, hay một coi đường cong nhỏ và
hẹp lại. Từ “buồn teo” là tính từ diễn
tả trạng thái rất buồn của con người, buồn hiu. Từ “chút mẻo meo” có nghĩa là một một cái gì đó rất nhỏ, bé tí, cỏn
con. Trong câu có nghĩa lòng dạ người con gái đừng lo lắng đến điều gì dù điều
rất nhỏ, không đáng kể như vậy. Từ “thung
dung” có nghĩa là “ung dung”, diễn tả trạng thái rất thỏa mái, tự nhiên của
con người. Từ “chót” có nghĩa là ở
“cuối cùng” chỉ cái gì đó ở phía cuối, trong câu là “cuối núi”. Từ “ngó” có nghĩa nhìn/ xem, từ “mỏi nheo” chỉ trạng thái mắt người nhìn
theo một ai đó ở rất xa cần phải nhíu mắt lại, gây mỏi mắt. Với cách vận dụng từ
địa phương trên mang lại cho câu thơ hiệu quả gieo vần rất tinh tế.
22. .................................
Lời nguyền trước
cũng như sau
Gian nan phải chịu,
sang giàu cùng vui
Bếp lửa vùi túi thui không thổi
Mượn vầng trăng
đêm đổi đêm thu
(Giữ
lời nguyện ước- Trần Cao Vân)
Từ “vùi túi thui” có nghĩa vùi tối bếp lửa, làm cho bếp lửa tắt, không
thổi than củi cho cháy sáng lên.
Ngoài những từ ngữ trên thì trong giai
đoạn vặn học này, những từ láy ba, láy tư cũng được đưa vào, góp phần thể hiện
phong cách nói năng của người Quảng. Những bài thơ dành cho thiếu nhi của Võ Quảng
như:
23. Một chị gà mái
Mặc chiếc áo nâu
Màu đỏ hoa dâu
Cánh hồng búp
chuối
Xăm xăm xúi xúi
Tìm kiếm quanh nhà
Chạy vào chạy ra
Lấc la lấc láo
..............................
Chạy ra ảng nước
Uống ngậm nước
mưa
(Bà chị gà
mái- Võ Quảng)
Chỉ nhìn vào tiêu đề của bài thơ ta
cũng nhận thấy bài thơ đó của người Quảng Nam. Ở Quảng Nam nhiều vùng vẫn hay gọi
những con vật là “bà” ví như; bà trâu, bà lợn, bà chuột, bà gà.... Với những từ
láy “Xăm xăm xúi xúi” tạo được sự
hòa phối âm thanh giữa các tiếng trong từ, chủ yếu là phụ âm đầu và vần, làm
cho câu thơ sinh động, giàu biểu cảm, mới lạ. Từ “xăm xăm xúi xúi” chỉ sự lây hây, không tập trung, nhìn và chạy khắp
chỗ của con gà. Từ “lấc la lấc láo”
chỉ hành động chạy ra chạy vào một cách lấc láo, có chút tò mò nôn nóng trong
việc tìm kiếm mồi. Từ này nhiều người Quảng hay nói “lấc láo lấc lưỡng”. Những
từ láy tư này trong ca dao Quảng Nam cũng rất sinh động như: “Lui hui lúc húc trong nhà/ Ăn bốc ăn hốt
ú na ú nần”. Chính những từ láy này
tạo nên phong cách mới lạ, trẻ trung trong ca dao lẫn thơ ca xứ Quảng. Từ “ảng” có nghĩa là cái “chum” đựng nước,
được đúc bằng cát trộn với xi măng và nước, có hình trụ tròn, có lỗ lù thoát nước,
giống những chiếc chum trong cánh đồng chum ở nước Lào.
24. Chiều cuối năm chưa xuống
Sương xuống nhiều
hơn mưa
Bứt lá bỏ dòng suối
Thả xuân về dưới
kia
Nơi đụn rơm vợi nửa
(Bứt lá bỏ dòng
suối- Hoàng Yến)
Từ “bứt” có nghĩa là “cắt, ngắt” hoặc “hái”, từ “đụn rơm” có nghĩa là một “ụ rơm” hoặc được hiểu theo rơm rạ được chất
thành một đống, khối.
25. Nhớ những thuở xưa nào
Ngọt ngào trong
nôi ấm
Mẹ che ngọn gió
lộng
Mẹ chặm giọt mồ hôi
Mẹ ơi! mẹ cắt đứt
tao nôi
Chúng muốn giồi con xuống biển
..................................................
Đêm đêm con đứng
trên đất Bắc
Tiếng hát vọng về
xa
lơ xa lắc
Tiếng hát quá giang
Xuôi về Hội An
(Tiếng hát chiều
chiều- Hoàng Yến)
Từ “chặm” có nghĩa là “lau”, ở câu thơ là “mẹ lau giọt mồ hôi”. Từ “giồi” có nghĩa là “dìm”, ở câu thơ có
nghĩa là “chúng muốn dìm con xuống biển”. Từ “xa lơ xa lắc” là một tính từ chỉ độ xa, ở đây có nghĩa chỉ một nơi
nào đó rất xa, khuất tầm mắt của con người. Từ “quá giang” có nghĩa là “đi nhờ”.
26. Ai hỏi anh rằng tôi có quên,
Hay là son phấn khiến tôi thèm?
Đờn ai reo rắt chìm trôi ngọc
Đèn đỏ quay cuồng, quê hết men?
Ai hỏi chi lời xót dạ
nhau
Tin là tin trước đến tin sau
Dù mai, dù mốt,
dù sao nữa,
Đã nhớ nhau là tin có nhau
(Khuya sương- Hà Kiều)
Từ “đờn” có nghĩa là “đàn”, từ “chi” có nghĩa “gì”, từ “mốt” trong câu thơ ý nói ngày tiếp
theo của ngày mai, ngày kia. Một số vùng địa phương Quảng Nam hay gọi ngày theo
kiểu “ngày mai, ngày mốt, ngày kia, hôm xưa, hôm tê”.
27. Trong khóe mắt ráo rồi ngấn lệ
Không có lí lúc ruộng đồng đương tuyên thệ
Xé mình ra cho Tổ quốc lớn lên
Anh lại khóc bên em
Xé mãi vết thương chung tê buốt.
Anh chỉ nói với em- lời thơ sau chót:
Em là tất cả quê hương
Lắm gian nan nhưng cũng rất đổi quật cường
Em đã bước qua đầu chúng nó
(Em là tất cả quê hương- Trần Nguyên)
Từ “đương” có nghĩa là “đang”, từ “xé” có nghĩa là cắt ra, làm rách đi. Từ
“chót” có nghĩa là sau cùng, cuối
cùng. Trong câu thơ có nghĩa; “Anh chỉ nói với em- lời thơ cuối cùng”.
28. Thủ đô đã mấy lần lừa phỉnh
Em cùng ta về lục tỉnh nghe không
Để nhớ lại lần xưa em đã định
Cùng ta đi ngó
cỏ nội hoa đồng
(Chào thu lục tỉnh- Bùi Giáng)
Từ “phỉnh” có nghĩ là “lừa dối, dối trá”,
từ “ngó” có nghĩa “nhìn”. Là một tác
giả nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam và thế giới, ở Bùi Giáng khi tìm về với cõi
thơ thì tâm hồn ông vẫn hướng về quê hương, vẫn bộc lộ tính cách và ngôn ngữ
người Quảng trong sáng tác.
29. Trước giờ ra pháp trường
Nguyễn Duy Hiệu ngồi trong cũi gỗ
Bình tĩnh đưa cao ngọn bút thỏ
...............................................
Nét bút lượn bay
Như những nhát gươm thần
Bọn đao phủ rợn người...toàn thân mọc ốc
............................................
Thơ tuyệt mệnh
Cứ hừng hừng
Hừng hừng như ngọn lửa
Của hồn người trung liệt, mãi còn đây
(Đọc những vần thơ “tuyệt mệnh”- Nguyễn Dũng Hiệp)
Từ “cũi gỗ” có nghĩa “củi gỗ”, người Quảng
Nam khi phát âm thì dấu “hỏi” và dấu “ngã” được phát âm như nhau nên khi nói khó
có thể phân biệt được. Từ “bút thỏ”
là loại bút lông được dùng để viết chữ Hán- Nôm. Từ “mọc ốc”
là nổi gai ốc, từ “hừng hừng” có
nghĩa bộc lộ sắc thái ửng đỏ, nóng và sáng. Từ này người Quảng hay sử dụng khi
nói về cái nóng và ửng đỏ, ví như “cái mặt mi làm gì mà hừng hừng vậy?”.
30. Có người thường hỏi thăm tôi
Viết trang tình tới hồi
chót chưa?
Có trăng vàng ngập phên
thưa?
Có đêm chăn ngối nghe mưa ngoài trời?
..........................................................
Ai làm cho tóc bạc đầu?
Cho câu kì ngộ thành câu giã từ?
Đã đành là việc riêng tư,
Đã đành là để tờ thư võ
vàng,
Đã đành lắm chuyến đò ngang
(Thì trang tình sử- Tạ Ký)
Từ “hồi chót” có nghĩa “hồi cuối/ chương
cuối” của cuốn sách. Từ “phên” chỉ bức
tường rào đan bằng lạt tre (đan dày), quét lên với lớp đất sét hoặc phân trâu để
kín các lỗ trống giữa các khe lạt, thường để làm tường rào quanh nhà ở. Từ “võ vàng” có nghĩa “dỡ dang”, không đến
nơi đến chốn.
31.Viết một bài thơ buồn nữa đây
Đêm đêm ngồi đếm đốm
sao gầy,
Chao ôi ba chục năm trời nhỉ?
Mà vẫn còn mơ nguyệt mái Tây!
................................................
Tuổi trẻ đã đành khờ
khạo quá,
Ái tình đâu đến kẻ thơ ngây!
Thời hai mươi ấy xa lăng lắc,
Khói lửa còn cay đôi mắt cay.
Chạnh chút niềm riêng ai oán tí,
Thương mà không nắm trọn bàn tay
Tóc ai xanh phủ cù
lao gối,
Phấn bướm bay đầy giác bướm bay.
(Hoài- Tạ Ký)
Từ “đốm sao” có nghĩa là một chòm sao, từ “nhỉ” là một trợ từ nhằm nhấn mạnh câu hỏi,
bộc lộ sắc thái của người nói. Từ “khờ
khạo” có nghĩa khờ dại, không khôn ngoan, chín chắn, từ “xa lăng lắc” giống với từ “xa lơ xa lắc”
là tính từ chỉ một khoảng cách rất xa, khuất tầm mắt con người. Từ “cù lao gối” có nghĩa là “đầu gối” một
bộ phận trên cơ thể người, chỉ những gì cao lên, nhô lên khỏi một mặt phẳng thì
gọi là cù lao, giống như đảo Cù Lao Chàm. Ở đây, biện pháp hoán dụ được vận dụng
độc đáo.
32. Củi ướt, rừng khuya
Những chiến dịch dài
Chảo nồi lịch kịch
Những giờ truy kích
................................
Rồi tôi nghĩ hồi mình còn nhỏ,
Hễ mỗi lần canh dở,
cơm khê,
Thì mình cũng bực cũng chê,
Mà sao cha mẹ chẳng hề ghét con?
.......................................
Lỡ bữa nào cá oi, rau úng
Lòng tôi buồn như mủng
cơm khô
Bữa
nào đồng đội ăn no
Tôi
thấy vui cả bếp tro hóa hồng!...
(Thương
nhất anh nuôi- Tạ Ký)
Từ “lịch kịch” có nghĩa ghồ ghềnh, nặng nề, diễn tả hành động mang chảo
nồi nhiều và nặng. Từ “hễ” được hiểu
như là “nếu”, từ “canh dở” có nghĩa
là không ngon, trong câu thơ có nghĩa là thức ăn không được ngon. Từ“cơm khê” có nghĩa là chỉ cơm bị hôi
mùi khói, có mùi gần thiu. Từ “oi” trong
cá oi có nghĩa là cá ươn, từ “oi” có nghĩa là ươn/ cũ/ rã, từ “úng” hiểu là rau bị ngập nước và úng
vàng. Từ “mủng” là danh từ chỉ cái
thúng đụng lúa nhỏ (khoảng 2 ang = 60 lon sữa bò).
33. Hùng có mái
nhà tranh nhỏ
Và
một người yêu vò võ đợi chờ
Hàng
dương quanh năm cãi lời ngọn gió
Mái
tranh nghèo gió đánh xác xơ
..................................................
Bờ
nước lặng em cao tiếng hát
Nước
chảy triều lên dào dạt ghe mành
.....................................................
Bữa
cơm ăn sum vầy bên bếp lửa
Mẹ
so đũa thừa lại nhắc tên ta
(Bài
ca chim Chơrao- Thu Bồn)
Từ “vò võ” là chỉ cái gì đó nho nhỏ, bé bổng, trong câu có thể hiểu có
một người yêu bé bổng luôn luôn chờ đợi, từ “ghe mành” là chỉ chiếc thuyền được đan bằng mành tre. Từ “so đũa” có nghĩa là trong một bó đũa
chọn những chiếc đũa bằng nhau để gắp thức ăn.
Ngoài những từ ngữ phản ánh nét sinh
hoạt hằng ngày của người dân đất Quảng thì Quảng Nam trên con đường Nam tiến của
Đất Việt xưa còn được bồi đắp bởi những nét văn hóa phong phú đa dạng. Người Quảng
Nam có đủ cơ sở để tự hào về mảnh đất quê hương với những truyền thống văn hóa
phi vật thể và văn hóa vật thể. Đêm phố cổ với những bài chòi, bài hò khoan:
34. Bài chòi hội chợ đê mê
Đèn
lồng thắng sáng trăng thề phố đêm
Sông
Hoài thuyền nhẹ êm êm
Chùa
Minh Hương đó, khói hương khấn nguyền
(Hội
An trong trái tim tôi- Hồ Thanh Danh (trích từ tập thơ Dấu Xưa Đất Quảng)
Bài chọi là tên gọii riêng chỉ có ở
vùng đất Quảng Nam, chỉ những bài hát đối đáp xưa gần như hát quan họ. Ngoài
ra, một số từ ngữ thể hiện rõ nét văn hóa ẩm thực của người xứ Quảng như: mì Quảng,
cao lầu, bánh ít lá gai, bánh tráng...đã trở thành những món ăn đặc sản của từng
vùng địa phương:
35. “Đợi ta về...Bánh tráng đập vườn quê
Món
Cao lầu- Hoành thánh- Bánh su sê
Đặc
sản quê hương mùi lá gai bánh ít
Hoài
phố ơi! Sông thơ tình thắm thiết.
(Hành
trình di sản- Thanh Bình (trích tập thơ Dấu xưa đát Quảng)
“Bánh tráng đập” đây là một món
ăn dân dã của người Quảng Nam, bánh tráng được nướng lên và đập với mì lá ướt. “Cao lầu” là một món mì đặc sản của Hội
An, sợi mì vàng, thường ăn với tôm, thịt heo, rau sống và một số loại khác. “Bánh su sê” là từ đọc chệch của bánh
phu thê, được làm từ bột nếp, đậu xanh và dừa. “Bánh ít lá gai” là bánh được làm bằng bột nếp và lá gai giã nhuyễn,
có loại ngọt nhân đậu xanh, loại mặn nhân tôm thịt.
Quan đó ta thấy được nền văn hóa Quảng
Nam được hình thành từ nhiều yếu tố đa dạng và phong phú, với việc vận dụng từ
địa phương một cách đắc địa các tác giả đã tạo nét riêng cho người Quảng. Nét
riêng ấy ẩn sau gắn liền với từng vùng văn hóa, từng địa phương, từng phong
thái cũng như phong cách của con người đất Quảng.
Trên đây là quá trình khảo sát những từ
địa phương có trong thơ Quảng Nam, với việc khảo sát 35 bài thơ trong tập Trăm
năm thơ đất Quảng, phần nào đã chỉ được sự sinh động của những lớp từ địa
phương.
Ø Quy ước:
Từ loại danh từ: In đậm
Từ loại động từ: In đậm, gạch
chân
Từ loại tính từ: In đậm, in nghiêng
Từ loại đại từ: In đậm, in nghiêng
gạch chân
Từ loại phụ từ: không in đậm, hai
vạch gạch chân
Từ loại khác: không in đậm, một vạch gạch
chân
2.1.2 Bảng
thống kê từ loại từ địa phương trong tập thơ “Trăm năm thơ đất Quảng”
Với 35 bài thơ có đến 138 lượt từ địa
phương được sử dụng trong tập thơ Trăm năm đất Quảng, chúng thuộc vào nhiều từ
loại khác nhau và phân bố theo tỉ lệ khác nhau như trong bảng thống kê và phân
loại sau
Bảng khảo sát được tính theo công thức tỉ lệ phần trăm
Số lượng của từng từ loại địa
phương
Tổng số lượng từ địa phương
có trong tập thơ
Từ loại
|
Danh từ
|
Động từ
|
Tính từ
|
Đại từ
|
Phụ từ
|
Từ loại khác
|
Tổng cộng
|
Số từ
|
53
|
39
|
23
|
2
|
13
|
8
|
138
|
Tỉ lệ
|
38,4%
|
28,3%
|
16,7%
|
1,4%
|
9,4%
|
5,8%
|
100%
|
* Nhận xét: Qua bảng thống
kê ta thấy với 35 bài thơ trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng, số lượt từ địa
phương có mặt trong 35 bài là 138 từ, như vậy số lượt từ địa phương chiếm một tỉ
lệ khá cao. Trong đó, từ loại danh từ chiếm 38.4%, động từ 28,3%, tính từ 16,7% nhóm từ loại này xuất hiện với tần số khá cao
so với một số từ loại khác như phụ từ, đại từ. Những lớp từ đó thể hiện những sự
vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất quen dùng của người dân Quảng
Nam. Bên cạnh đó thể hiện được hiện thực đời sống của người dân địa phương này.
2.2 Vai trò của từ địa phương trong tập
thơ “Trăm năm thơ đất Quảng xưa”
2.2.1 Từ địa phương phản ánh chân thực đời
sống của người địa phương Quảng Nam
Ngôn
ngữ là công cụ sáng tạo của văn học. Trong sáng tác văn học ngôn ngữ là dụng cụ
chủ yếu góp phần tạo nên cái hay cái đẹp cho tác phẩm nghệ thuật. Thơ ca xứ Quảng
cũng vậy, chính nhờ việc sử dụng lớp từ địa phương- một ngôn ngữ thân mật, bình
dị của người Quảng đã thể hiện một cách chính xác về sinh hoạt đời sống và tâm
hồn, tính cách người Quảng. Nếu gọi thơ là tiếng nói hồn nhiên, rất hồn nhiên
mà sâu thẩm của con người trước cuộc đời và đất trời thì thơ ca Quảng Nam đã bộc
lộ được những nỗi niềm của con người trước thực tại đời sống, trước những đau
thương mất mác; “Dân ta cực đà như
chó/ Sao quan còn võng đỏ ngáng ngà...ăn cơm vua mà làm những chuyện chi chi?”. Trước thực tại đất nước bị bọn
thực dân thống trị, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, đói khổ vậy mà những vị
quan chỉ biết ăn chơi, không lo cứu dân, cứu nước.
Hay đó là cái chết đau thương, sự hy
sinh của cô em gái nhỏ xé mình bảo vệ Tổ quốc trong những năm tháng chống Mĩ
trong bài thơ “em là tất cả quê hương của Trần Nguyên”. Sự có mặt của các từ địa
phương “cực đà” bộc lộ sự vất vả,
khó khăn của nhân dân ta, xé mình bảo
vệ Tổ Quốc, thể hiện tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của lớp thanh
niên trẻ Quảng Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước. Đó còn là những lúc hành
quân trong núi rừng đầy vất vả, lưng mang nặng chảo, nồi, những lúc mua dầm ướt
củi không có nấu ăn. Từ “lịch kịch”
theo cách hiểu người Quảng Nam là nặng nề, ghồ ghềnh. “Củi ướt, rừng khuya/ Những
chiến dịch dài/ Chảo nồi lịch kịch/
Những giờ truy kích”. Những năm tháng đấu tranh chống Pháp- Mĩ là những năm
tháng đầy đau thương, vất vả, hy sinh của người Quảng Nam. Là một mãnh đất
“trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mĩ, Quảng Nam thật đáng được nghi nhận là
một vùng đất anh hùng của Tổ quốc.
Ngoài việc phản ánh những năm tháng đấu
tranh thơ ca Quảng Nam còn là thể hiện quá trình lao động sản xuất của nhân dân:
“Gà gáy canh hai/ Dậy nấu vài củ khoai/ Ăn
lót lòng buổi mai/ Ví trâu vác cày đi đỗi dài/ Bắc ách lùa trâu bước xuống ruộng/ Ruộng khô đất cứng cày
không xuống/ Rì, tắc, thá, ví mãi xế
trưa”. Người nông dân ra đồng phải dậy từ rất sớm nên họ không có thời gian để
nấu ăn một cách công phụ, cũng như không có đủ gạo để nấu, nên họ chỉ “ăn lót
lòng” với vài củ khoai. Lớp từ phản ánh hoạt động cày ruộng trong quá trình cay
cũng rất đa dạng “rì, tắc, thá, ví” đây là những biến thể của âm, những âm
thanh nảy sinh trong lao động nông nghiệp. Qua đó có thể thấy được với những lớp
từ địa phương đa dang, hấp dẫn thơ ca Quảng Nam đã phản ánh được hiện thực đời
sống, lao động sản xuất của người dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.2.2
Vài trò hiệp vần đem lại giá trị nghệ thuật sâu sắc cho thơ ca
Vai trò thứ hai của lớp từ địa phương
trong thơ ca Quảng Nam có thể kể đến đó là sự hiệp vần. Chính nhờ có sự hiệp vần,
gieo vần mà những câu thơ trở nên nhịp nhàng, có vần điệu hơn. Chức năng của vần
là tạo sự ngắt nhịp, cũng như tạo sự liên kết giữa các câu thơ:
Xe trở bánh gần
hết khúc eo
Trông chồng chi
lắm mặt buồn teo
Thân chàng chắc
vững không nao núng
Dạ thiếp đừng lo
chút mẻo meo
Trướng liễu xử
màn khuyên hãy giấc
Vườn đào sẵn giống
để rồi gieo
Thung dung mặc sức
cùng nhau sẽ...
Chót núi thôi đừng
ngó mỏi nheo
Vận
dụng những từ địa phương trong cách gieo vần “eo” tạo hiệu quả cho câu thơ trở
nhịp nhàng, dễ đi vào lòng người, dễ nhớ và tạo sự linh hoạt cho câu thơ. Tương
tự trong câu “Rồi dốc rồi truông leo rồi
leo/ Rồi khe rồi lạch vòng cù queo”.
Ngoài ra, nhiều trường hợp đã có từ
toàn dân dùng được từ lâu nhưng để đảm bảo vai trò hiệp vần, các tác giả đã chọn
những từ địa phương để tạo ra tính hiệp vần cho lời thơ:
Nào là chốn cương trường đua đánh
Nào là trong
quốc chánh đấu tranh
Ra vào vạn tử
nhất sanh
Chết cho
ngàn thuở bia danh mới là
Từ “chánh” có thể
dùng từ “chính”, từ “sanh” có thể dùng từ “sinh”. Nhưng trong câu thơ thì từ
“chánh và sanh” thực hiện vai trò hiệp vần với từ “đánh, danh”, như vậy sẽ tạo
sự liên kết chặt chẽ, liền mạch cho câu thơ.
2.2.3 Tạo
nên những nét riêng mang đậm tính địa phương Quảng Nam
Người Quảng có đủ cơ sở để tự hào về mảnh đất quê hương.
Đó là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, một mảnh đất trù phú và tươi đẹp. Lê
Quý Đôn đã không ngớt lời ca ngợi đất Quảng. Đó là vùng đất được thiên nhiên ưu
đãi nên không chỉ giàu có về khoáng sản, những ngành nghệ thủ công mà nét văn
hóa ẩm thực cũng vô cùng hấp dẫn với những món ăn dân dã: “Cao lầu- đặc sản ngẩn
ngơ khách mời”. Cao lầu là một món ăn đặc sản của Hội An. Ngoài ra thì Quảng
Nam còn nổi tiếng với món Mì Quảng, món ăn được làm từ bột gạo đem tráng thành
từng bánh mỏng, thoa dầu lạc và thái thành từng sợi, khi dùng chan với nước được
đế biến từ tom, thit lợn hoặc thịt gà, ăn kèm cùng với rau sống và một số thứ
khác. Món ăn này chỉ có ở Quảng Nam. Ngoài ra, Quảng Nam còn một số món như:
Bánh quai vạc, bánh ít, bánh khô, nổ, bánh khô mè, bánh tráng đập, bánh tráng
thịt heo, nem lụi, bún chợ Chùa, nước mắn Nam Ô....
“Đợi ta về...Bánh
tráng đập vườn quê
Món Cao lầu- Hoành thánh- Bánh su sê
Đặc sản quê hương mùi lá gai bánh ít
Hoài phố ơi! Sông thơ tình thắm thiết.”
Trong ca dao Quảng Nam cũng
đã từng có câu nói “Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng xứ Quảng cho dài đường
đi”. Xứ Quảng quả thật là một vùng văn hóa với sự lung linh đa dạng của nét ẩm
thực. Qua đó thấy được thơ ca Quảng Nam phản ánh được những nét riêng chỉ có ở
địa phương Quảng Nam, tạo nên nét đặc thù của người Quảng mà những địa phương
khác không có.
Xứ Quảng là mãnh đất đấu
tranh, mảnh đất anh hùng nên tính cách người Quảng thường mãnh liệt, thẳng thắn.
Nhiều bài thơ thể hiện tinh thần chiến đấu, chống thuế, đình công: “ Ờ té ra/ Mền
thì ai cũng rắn/ Rắn thì ai cũng nhả/ Hàng ha sa số cu li quạ/ Bay về hại giới kêu khá khá” (trích Dân đình công – Trần
Quý Cáp). Đó còn là những con người dũng cảm, sẳn sàng hy sinh vì chính nghĩa,
lòng dạ sắc son với quê hương đất nước: “Gặp việc nghĩa trăm năm thân không tiếc/
Làm việc gì chí quyết cho nên/ Lòng son dạ đá giữ bền/ Chẳng nề ai ghét, chẳng
phiền ai thương”.
Tóm lại, từ địa phương Quảng
Nam xuất hiện trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng với một tỉ lệ khá lớn đã tạo
nên những màu sắc riêng cho thơ ca vùng đất này. Đó là tính chất dân dã, mộc mạc,
bình dị của những lời thơ. Những lớp từ đó không chỉ phản ánh được hiện thực cuộc
sống đấu tranh của con người mà còn tạo được tính vần điệu cho thơ ca, tạo nét
riêng biệt cho xứ Quảng. Với những lớp từ ngữ đó góp phần phong phú và đa dạng
vốn từ dân tộc trong mạch nguồn chung của vốn từ Tiếng việt.
C.
KẾT LUẬN
Quan việc khảo sát từ địa phương trong tập thơ
Trăm năm thơ đất Quảng cho thấy, với sự tham gia của những lớp từ địa phương
càng làm tỏ rõ khả năng phản ánh sinh động, đa dạng cuộc sống lao động, chiến đấu
của nhân dân xứ Quảng trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếng địa
phương Quảng Nam còn là một hình thức biểu hiện độc đáo, tỏ rõ sức mạnh biểu
nghĩa và biểu cảm, góp phần tạo nên dấu ấn của văn hóa Quảng Nam trong nền thơ
ca đất Quảng. Với việc khảo sát 35 bài thơ ở góc độ từ loại đã có đến 138 lượt
từ địa phương được xuất hiện với nhiều loại từ loại khác nhau thể hiện sự sinh
động, phong phú về vốn từ ngữ cũng như sự giàu có về vốn từ sử dụng để gọi tên
sự vật, hiện tượng khác với cách gọi tên của từ toàn dân.
Qua
đó cũng thấy được rõ nét
hơn về hiệu quả sử dụng từ địa phương trong sáng tác nghệ thuật, làm cho những
câu thơ trở nên nhịp nhàng, mạch lạc, trôi chảy, góp phần tạo nên những nét
phong cách riêng cho vùng Quảng Nam.
Về
phía người nghiên cứu, khi lựa chọn đề tài từ địa phương trong tập thơ Trăm năm
thơ đất Quảng để nghiên cứu phần nào đã thực hiện tốt các vấn đề liên quan tới
đề tài cũng như các luận điểm đặt ra. Với đề tài “Khảo sát từ địa phương trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng” sẽ là
nguồn tài liệu vô cùng phong phú phục vụ cho việc nghiên cứu về văn hóa và con
người Quảng Nam và với đề tài sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới.
D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Huỳnh
Như Phương, tập thơ “Trăm năm thơ đất Quảng”, NXB Hội nhà văn, 2005
2.
Nhiều
tác giả, “Dấu xưa đất Quảng”, NXB Đà Nẵng, 2004
3.
Bùi
Thị Lân, Giáo trình “Phương ngữ học”.
4.
Đinh
Thị Hựu (sưu tầm, giới thiệu), “Tiếng địa phương trong ca cao vùng Quảng Nam,
Đà Nẵng”, NXB Văn hóa dân tộc, 2011.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon