A.
MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề
tài
Jack London (1876 - 1916) là nhà văn
xuất sắc của nền văn học Mỹ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Là nhà văn của
hai thế kỷ, ông đã chắt chiu, phát triển những tinh hoa của văn tự sự truyền thống
và tiếp biến những tri thức hiện đại để hình thành nên một phong cách nghệ thuật
phong phú, đa dạng và độc đáo. Lối viết của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
bút pháp của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên, có
sự thỏa hiệp giữa truyền thống với hiện đại. Bởi vậy, ông được xem là người giữ
vai trò cầu nối giữa hai bờ truyền thống và hiện đại của nền văn học Mỹ. Sự
nghiệp văn học của J. London kết tinh ở hai mảng sáng tác: tiểu thuyết và truyện
ngắn. Ở mỗi thể loại ông đều có những đóng góp đáng kể cả về tư tưởng và nghệ
thuật. Ở nước ta rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn của ông đã được dịch và
giới thiệu từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, nhưng lâu nay giới nghiên cứu
và người đọc Việt Nam chỉ mới quan tâm đến ông với tư cách là một tiểu thuyết
gia với những tác phẩm nổi tiếng như Tiếng
gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Sói biển,
Gót sắt... Trong khi đó ở Mỹ ông được giới nghiên cứu suy tôn là một
trong những bậc thầy truyện ngắn. Với mong muốn góp phần đưa đến cho người đọc
cái nhìn toàn diện hơn về văn nghiệp của J. London cũng như những giá trị nghệ
thuật của ông trong nền văn học Mĩ. Và nét đặc sắc nghệ thuật có thể dễ nhận thấy
trong truyện ngắn của ông, đó là sự phong phú, đa dạng và hiệu quả của nghệ thuật
xây dựng yếu tố xung đột trong truyện.
Có thể
nói rằng xung đột trong văn học thường được nhắc đến ở thể loại kịch, văn học
tự sự, sân khấu, điện ảnh. Với tác phẩm tự sự thì sự vận dụng yếu tố xung đột
sẽ là nhân tố tổ chức nên tác phẩm nghệ thuật ở các cấp độ, từ cấp độ đề tài,
chủ đề đến cấp độ quan niệm, cốt tryện. Với việc xây dựng yếu tố xung đột trong
truyện giúp nhân vật bộc lộ được tính cách và suy nghĩ, hành động của mình.
Xung đột trong truyện vì thế cũng là một trong những phương diện thể
hiện tài năng sáng tạo của tác giả. Từ vai trò quan trọng đó mà
việc tìm hiểu các dạng thức xung đột trong tác phẩm văn học trở nên
cần thiết trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà
văn.
Đối với Jack London, việc xây dựng
xung đột trong truyện có một vai trò rất quan trọng giúp nhà văn thể hiện được
quan niệm cũng như dụng ý nghệ thuật của mình từ đó biểu hiện được tư tưởng của
tác phẩm và tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng độc đáo. Chính vì thế
lựa chọn đề tài “Nghệ huật xây dựng xung đột trong ngắn của Jack London” là một
việc làm cần thiết để khẳng định nhưng giá trị nghệ thuật trong sáng tác của
ông.
2.
Mục đích nghiên cứu
Với việc nghiên cứu và tiếp cận đề tài
ở góc độ “nghệ thuật xây dựng xung đột trong một số truyện ngắn Jack London”
người nghiên cứu muốn chỉ rõ những yếu tố xung đột trong truyện ngắn của ông từ
đó nêu bật những giá trị nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tác.
3.
Đối tượng và phạm
vi nghiên cứu
3.1
Đối tượng nghiên
cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu “Nghệ thuật
xây dựng xung đột trong một số truyện ngắn của Jack London”.
3.2
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trong một
số truyện ngắn để làm rõ vấn đề: Tình yêu cuộc sống, Sự im lặng của màu trắng,
Ngôi nhà của mapuhi, Hội những người già, Một trạm nghĩ, Kẻ bỏ đạo, Sóng lớn ở
Canaca, Nhóm lửa.
4.
Lịch sử nghiên cứu
Khi nói đến tác giả Jack London đây
không phải là một tác giả xa lạ với độc giả Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài nghiên
cứu về quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn văn còn nhiều hạn chế,
chủ yếu tập trung ở những luận văn, luận án. sau đây là một số công trình
nghiên cứu về tác giả:
Đầu tiên, trong cuốn giáo trình văn học
Mĩ của PGS.TS Lê Huy Bắc, tác giả cuốn sách cũng đã nêu ra những đặc điểm cơ bản
trong phong cách sáng tác của Jack London.
Thứ hai, trong luận văn Thạc sĩ của
tác giả Trần Thị Lệ cũng đã đề cập đến vấn đề “Loài vật trong hai tiểu thuyết
Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh Trắng”, ở công trình nghiên cứu này tác giả cũng
đã nêu nổi bật kiểu nhân vật loài vật trong sáng tác của Jack London”. Trên là
những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Jack London, về thể loại truyện
ngắn thì còn hạn chế. Công trình nghiên cứu trong bài nghiên cứu khoa học của
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Đức cũng đã đề cập đến “nghệ thuật xây dựng tình huống
trong truyện của Jack London” tuy nhiên còn ở phạm vi khái quát.
Về nghệ thuật xây dựng yếu tố xung đột
trong truyện ngắn của Jack London thì ở giáo trình văn học Mĩ PGS.TS Lê Huy Bắc
cũng có điểm qua vài nét tuy nhiên đi sâu và cụ thể trong từng truyện ngắn thì
chưa có công trình nào nghiên cứu. Với những công trình nghiên cứu trên về tác
giả sẽ là những gợi mở giúp chúng tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu này.
5.
Phương pháp
nghiên cứu
-
Phương
pháp tổng hợp- phân tích
-
Phương
pháp tìm tài liệu- đọc hiểu
-
Phương
pháp chứng minh- dẫn chứng
-
Phương
pháp liên ngành
B.
NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG
LÍ THUYẾT LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1 Đôi nét về tác giả Jack London
1.1.1
Cuộc đời
Jack London sinh ngày 12/1/1876 là nhà
văn Mĩ tiêu biểu nhất giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Jack London là kết
quả tình yêu ngoài giá thú của Flora Wellman và nhà chiêm tinh Uyliam Chanay. Mẹ
của ông xuất thân từ một gia đình xứ Wales kiên nghị, nhưng sau vì sốt nặng nên
thần kinh của bà thiếu ổn định. Còn cha Uyliam Chanay là một tri thức lang
thang, người có trí nhớ siêu việt nhưng ông không nhận mối quan hệ cha con với
Jack London vì khi mẹ Jack London mang thai thì ông không chịu kết hôn và từ chối
trách nhiệm với bà. Chính vì thế mà cuộc sống thơ ấu Jack London rất khốn khổ,
câu phải đi bán báo, cọ rửa sàn nhà và quần quật làm mười hai tiếng một ngày
trong xưởng sản xuất hộp. Nhiều năm sau, Jack London nhớ lại đúa bé là mình lúc
ấy suốt ngày cứ “mơ tưởng đến một miếng thịt” và bản thân mình chẳng khác gì một
“con thú làm việc”. London đã tìm cách thoát khỏi cuộc sống trần ải đó bằng hai
phương tiện: thứ nhất là bằng văn học, thứ hai bằng ước nguyện du ngoại.
Năm mười lăm tuổi, sau khi rời trường
học, London vay ba trăm đôla của vú nuôi để mua chiếc thuyền nhằm kiếm kế sinh
nhai. Sau vài năm lăn lội với biển, mười bảy tuổi London làm thủ thủy trên tàu
săn cá voi Xôphi Xutholen trên biển Thái Bình Dương. Chuyến đi này đã đêm lại
những hiểu biết thú vị để ông tái hiện thành công và đạt giải qua thiên kí sự Bão
biển Nhật Bản và đấy còn là kho tư liệu để ông khai thác trong Sói Biển và xuất
bản mười năm sau.
Năm mười chín tuổi, London vào học cấp
ba tại trường trung học Oaclen bởi những năm tháng cơ hàn đã giúp ông hiểu được
rằng: để chiếm lĩnh đỉnh cao của cuộc sống con người cần phải học. Năm 1896,
ông đã vượt qua kì thi tuyển vào đại học Beccolay của bang California. Nhưng chỉ
sau một kì học ông phải rời trường, đi làm để nuôi gia đình.
Năm 1897, Jack London đã đi theo đoàn
người tìm vàng đến tận những miền băng tuyết ở Bắc Cực, nhưng ít quan tâm đến
vàng mà đến công sức của con người và nhất là đến những điều mà người khác đã
trải qua. Tất cả đều được London ghi lại. Những năm tháng lăn lội kiếm sống đã
giúp London tích lũy được khối tài sản vô giá, đó là những quyển sổ ghi chép đầy
ắp các sự kiện, phác thảo cho sáng tạo. Hay nói đúng hơn con đường đi tìm vàng
của London không phải là vàng bạc thật mà chính là những trải nghiệm những thỏi
vàng rồng cho sự sáng tạo nghệ thuật. Từ kinh nghiệm thực tế cộng với tài năng
bẩm sinh và niềm say mê văn học, Jack London trở thành một trong những văn hào
kiệt xuất của thế giới.
Bắt đầu từ tháng 5/ 1899 truyện ngắn và
các bài báo cáo của London bắt đầu xuất hiện trên nhiều tạp chí...Tháng 12, tạp
chí Atlantic nhận đăng mỗi truyện ngắn với giá 120 đôla. Đây là dấu hiệu đầu
tiên của văn nghiệp hái ra tiền triệu của London. Và ngay sau đó, nhà xuất bản
Houghtton, Miffin hợp đồng in truyện ngắn đầu tiên của London. ông tiếp tục đọc
và học hỏi từ những nhà văn nổi tiếng trước ông. Etga Tô và Kipling là hai
trong số những nhà văn ông ưa thích nhất. Ngờ tiền bán sách cuộc sống gia đình
của London tốt hơn.
Năm 1900 trở đi thì Jack London mới thật
sự thể hiện được tài năng nghệ thuật của mình. Ông đã cho ra rất nhiều tập sách
phê bình, truyện ngắn, tiểu thuyết xuất sắc khẳng định được chỗ đứng của mình
trên văn đàn. Tuy nhiên, những thành công trong sáng tác và cải thiện về kinh tế
không ngăn được những bất hòa một ngày gia tăng trong đời sống của vợ chồng
London. Ông li dị vợ năm 1905 và sau đó kết hôn với Chamian Kitiricgio.
Năm 1909, ông đã tiếp tục sáng tạo và gặt
hái nhiều thành công tráng lệ với cuốn tự truyện Mactinldon và nhiều truyện
khác.
Năm 1913 thì do gặp hỏa hoạn, toàn bộ
tác phẩm Nhà sói bị cháy rụi. Từ vụ cháy đó niềm tin của London vào vào con người
bị lung lay. Ông uống rượu nhiều hơn, nợ nần chồng chất, vào hai năm cuối đời sức
viết ông suy giảm. Ông lại bị bệnh tật giày vò... Vì uống thuốc ngủ quá liều
nên Jack London đã chết và ngày 22/ 11/ 1916.
1.1.2
Sự nghiệp sáng
tác văn học
Là một nhà văn có một cuộc đời rất khốn
khổ và gặp nhiều trắc trở trong đời sống, không được học đến nơi đến chốn nhưng
điều đó không ngăn cản được lòng nhiệt huyết với nghệ thuật sáng tạo văn chương
ở Jack London. Với những kinh nghiệm và trải nghiệm về cuộc sống là những nguồn
sáng tạo mãnh liệt của London. Những bài viết đầu tiên năm 1899 của London là
những tạp chí như Nguyệt sau Âuvơlen, Mèo đen, Tạp chí gia đình...Sau đó ông được
tạp chí Atlantic nhận đăng bài và nhiều nhà xuất bản Houghton, Mifflin hợp đồng
in tập truyện ngắn đầu tiên của Jack London.
Năm 1900, tập truyện ngắn Con trai của sói ra đời. Tập sách được
nhiều nhà phê bình và độc giả nồng nhiệt ca ngợi. Tiếng tăm của Jack London được
nhà xuất bản nổi tiếng Măc Cluo tài trợ và trả mỗi tháng 125 đôla để ông chuyên
tâm hoàn thành tốt cuốn tiểu thuyết đầu tay Con
gái của tuyết.
Năm 1901, những tập truyện viết về người
da đỏ ở vùng Alaska ra đời: Những đứa con
của băng giá, Cuộc du ngoạn của Dazlo. Năm 1902, cuộc chiến giữa người Anh
và bộ tộc Bôơ ở Nam Phi nổ ra. Là người thích xông sáo vào những nơi nước sôi lửa
bỏng, muốn chứng kiến tận mắt một cuộc chiến và tác hại của nó, London đã nhận
làm phóng viên cho Hiệp hội báo chí Mỹ và suốt ba tháng ông cho ra mắt cuốn Con người của địa ngục. Tác phẩm miêu tả
ấn tượng về nổi khổ sở.
Sau này trở về New York, sau hai năm
Jack London đã cho ra cuốn tiểu thuyết Tiếng
gọi nơi hoang dã. Với tác phẩm này London đã khẳng định chỗ đứng của mình
trên văn đàn. Và tiếp nối Tiếng gọi nơi
hoang dã là tác phẩm Sói biển (1904)
đây cũng là một thành công rực rỡ của Jack London.
Năm 1905, cho ra đời cuốn Cuộc chiến
các giai cấp và năm 1907 với hai tác phẩm Trước Adam và Gót sắt. Những tác phẩm
này cho thấy xu hướng thiên về chủ nghĩa xã hội của London.
Nhằm thể hiện một hình thức tự sự mới,
ông cùng với bạn gái, Ana Strumsky viết một tác phẩm dưới dạng trao đổi thư từ
đề cập đến những vấn đề khoa học, tri thức và tình cảm lãng. Tác phẩm có tên là
Những bức thư Kemptơn- Wax (1903).
Năm 1909, ông hoàn thành cuốn tự truyện
MactinIđơn, cuốn Chuyện phiêu lưu và nhiều truyện ngắn khác.
Năm 1913, ông vẫn gặt hái nhiều thành
công trong sáng tác như: Kẻ sinh ban đêm,
Con thú tồi tệ, Thung lũng mặt trăng, Nạn dịch đỏ và nhiều năm sau ông hoàn
thành Cuộc nổi loạn ở Esini. Tuy
nhiên năm này ngôi nhà tráng lệ được đặt ông đặt tên là Nhà sói gặp hỏa hoạn và cháy rụi. Từ vụ cháy đó thì tinh thần lẫn
niềm tin vào bị lung lây và từ đó sức viết cũng suy giảm.
Tuy nhiên, có thể nói Jack London đã có
một sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật rất đều tay và xuất sắc, tác giả của “33 đầu sách và một biển truyện ngắn cùng mẩu
tin trên báo” được coi là một trong những nhà văn hiện thực hàng đầu của Mỹ.
Mặt nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông là vốn sống thực tế và những bi
kịch của cuộc sống. Cho đến nay, Jack London vẫn là một trong những tác giả
được bạn đọc khắp hành tinh ưa thích nhất.
1.2
Nghệ thuật xây dựng xung đột trong văn học và trong sáng tác của Jack
London
1.2.1 Khái niệm
nghệ thuât xây dựng xung đột
Xung đột là sự đối lập, sự mâu
thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ giữa
các hình tượng trong tác phẩm {2; 414}, là cơ sở để thúc đẩy hành
động của nhân vật và diễn tiến của cốt truyện. Các xung đột thường
xuất hiện dưới dạng những va chạm, những sự đụng độ trực tiếp, sự
đối chọi giữa các thế lực được mô tả trong tác phẩm.
1.2.1 Đặc điểm của nghệ thuật xây
dựng trong văn học và trong sáng tác của Jack London
·
Nghệ thuật xây dựng
xung đột trong văn học
Trong văn học nghệ thuật xung đột thường
tồn tại trong các thể loại như kịch, sân khấu, điện ảnh, các thể loại tự sự. Ở
mỗi thể loại có các dạng thức xung đột khác nhau. Như ở thể loại kịch thì xung
đột xảy ra khi các thế lực tác động lẫn nhau. Nếu xung đột giữa cái cao cả với
cái cao cả làm nảy sinh cảm hứng bi kịch, xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp
kém làm nảy sinh hài kịch. Xung đột giữa cái thấp kém với cái cao cả làm nảy
sinh cảm hứng trào phúng. Ở mỗi tác phẩm khác nhau của cùng thời đại, xung đột
mang tính nhất định. Chẳng hạn, một trong những trung tâm của nghệ thuật cổ đại
là xung đột giữa con người bị giới hạn với trong những tiên cảm của mình và định
mệnh khống chế nó. Còn ở nghệ thuật thời trung đại là xung đột giữa chất thần
thánh và chất quỷ sứ, chất tinh thần và chất thực thể trong bản chất. Ở thời Phục
Hưng là xung đột của các cá nhân tự do, quả cảm, đôi khi mang tính phổ quát, với
một thế giới phi nhân, vô hồn. Ở chủ nghĩa cổ điển là xung đột giữa cá nhân và
quốc gia, dục vọng và nghĩa vụ. Ở chủ nghĩa lãng mạn là xung đột giữa lí tưởng
và thực tại, giữa cái gì diệu với cái hèn hạ thô bỉ, giữa tự do tinh thần và
các nhu cầu sinh hoạt. Chủ nghĩa hiện thực là mâu thuẫn giữa cái chung của nhân
loại, những khả năng của con người với tồn tại xã hội cụ thể. Ở chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa đó là xung đột đối kháng giai cấp, sự hình thành ý thức tập
thể chống lại đạo đức cá nhân chủ nghĩa.
Văn học thuộc phạm trù chủ nghĩa hiện đại,
do chỗ xem tính đứt gãy vĩnh cửu, tuyệt vọng, không tránh nổi của con người nên
thường dẫn đến những xung đột như mâu thuẫn giữa cái xã hội và cái sinh vật, giữa
cái ý thức và cái tiềm thức trong bản chất người, mâu thuẫn không thể giải quyết
được giữa các nhân đơn độc và thực tại xa lạ đối với nó. Tuy nhiên bản thân
xung đột cũng có thể chuyển dạng trong tiến trình nó được triển khai, khi thì dịu
đi, khi thì gay gắt thêm. Chẳng hạn ở tác phẩm Cha và con của I. Turghenev,
xung đột tư tưởng xã hội giữa viên quan nhỏ theo chủ nghĩa hư vô và người quý tộc
có tư tưởng tự do dần dần phát triển thành những xung đột triết lí giữa các
vĩnh cửu và cái nhất thời, các tộc loại và cái cá nhân ở bản ở bản tính con người.
Sự biến đổi, luôn ngang bằng của xung đột tự nó đã thấy sự sơ lượt, ít tính nghệ
thuật của tác phẩm.
·
Nghệ thuật xung
đột trong sáng tác của Jack London
Có thể
nói nghệ thuật xung đột được đề cập rất nhiều trong sáng tác của Jack London. Ở những tiểu thuyết nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã đã thể hiện sự
xung đột ở bản năng sống tự nhiên của con chó Buck với nền văn minh của con
người. Từ một con chó nhà hóa thành con chó sói hoang, ban đầu thì Buck bắt đầu
thích nghi với cuộc sống mới khi mà đi cùng con người từ miền Nam ấm áp cho tới
miền Bắc lạnh giá, nhờ sự biến đổi về ngoại hình. Tuy nhiên, trong quá trình
lao động cùng con người, cùng với những thử thánh “thói trào”, Buck đã không
vượt qua được bản năng của một con sói. Chi tiết miêu tả những giằng xé trong
đời sống nội tâm của Buck, nhà văn đã thể hiện sự đấu tranh và khát vọng tự do
ở loài vật. Và cuộc xung đột giữa Buck với những người Yeehast đã dẫn đến hàng
loạt cái chết của con người và vật khác đã mở ra một bị kịch thực sự của loài
người mà Buck là một nạn nhân, một sản phẩm tiêu biểu cho sự ngu muội và độc ác
của con người. Hành trình của Buck không còn là một chuyến phiêu lưu kể từ khi
Buck bắt cất tiếng hú của con sói đầu đàn, Buck đã chạy về cùng với đồng loại. Xây dựng xung đột giữa con người và loài
vật, Jack London dường như đã thức tỉnh con người về giá trị của tình yêu
thương đang ngày trở nên nhạt hóa ở người Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung. Trong
tiểu thuyết Gót sắc và Mactin Iddon cuộc xung đột giữa con
người với xã hội được thể hiện trong sự đấu tranh của một con người xuất thân
từ tầng lớp cơ hàn của xã hội nhưng có đầy nghị lực, trí tuệ và khát vọng vươn
lên giải thoát bản thân và mọi người khỏi cảnh nghèo đói. Nhân vật chính ở đây
là những người đàn ông mang đậm dấu ấn của tác giả.
Ngoài ra,
trong truyện ngắn của J. London, tình huống xung đột được thể hiện một cách
phong phú, ở nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm xung đột giữa con người với
thiên nhiên, giữa con người với xã hội, và giữa các phương diện khác nhau trong
nội tâm con người. Trong truyện ngắn Tình
yêu cuộc sống là cuộc xung đột giữa thiên nhiên với sự sinh tồn của con
người. Một con người bị thương, bị bỏ rơi trong lúc không còn lương thực, không
còn đạn cho súng để tự vệ hay săn bắt kiếm sống, một đàn sói đang rình rập phía
sau, một con sói ốm cứ lần theo dấu vết anh....Để tồn tại lão không từ bỏ bất
kì hành động nào kể cả việc nhai thứ rêu không một chút dinh dưỡng, chỉ cốt
đánh lừa cảm giác cho đỡ đói, đến việc bất lực bắt con cá trong vũng nước, ăn
sống gà gô con, đuổi hụt gà gô mẹ đến đuối sức. Câu chuyện Tình yêu cuộc sống
ca gợi sức sống bất diệt của con người.
Trong truyện ngắn Con trai của sói, xung đột thể hiện ở mâu thuẫn giữa một người
thanh niên da trắng với một thanh niên da đỏ trong việc tranh giành một cô gái
để làm vợ. Có thể nói xung đột trong truyện ngắn của Jack London rất đa dạng và
sinh động. Hầu hết ở mọi truyện ngắn yếu tốt xung đột đã trở thành một nghệ
thuật, một phong cách sáng tạo của London. Với việc vận dụng yếu tố xung đột đã
mang lại cho tác phẩm của ông nhiều giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Để hiểu
sâu hơn và cụ thể hơn từng kiểu xung đột trong từng truyện thì ở chương sau
chúng tôi sẽ làm rõ hơn.
Chương 2. NGHỆ
THUẬT XÂY DỰNG XUNG ĐỘT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON
2.1 Xung đột giữa thiên nhiên với con người
Trong
tình huống xung đột giữa con người với thiên nhiên, J. London luôn đặt
con người vào môi trường thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Đó là khung
cảnh miền Bắc cực hoang vu mịt mù tuyết rơi và gió hú, là miền biển
phương Nam với sóng lớn dữ dội và bão tố hoành hành, là những
quần đảo khủng khiếp và những thung lũng hoang sơ... Trong môi trường
thiên nhiên mênh mông, hoang sơ và đầy nguy hiểm ấy, con người thường
xuất hiện trong tư thế đơn độc, một số nhân vật thậm chí không có
nổi một cái tên. Điều đó khiến cho hình ảnh con người trở nên mờ
nhạt, và thiên nhiên vì thế càng trở nên khốc liệt và nguy hiểm hơn.
Thiên nhiên được J. London thể hiện như một sinh thể vô cảm, thù địch,
luôn gia tăng sự đe dọa đối với tính mạng con người. Trước khung cảnh
thiên nhiên như thế, con người trong truyện của J. London bao giờ cũng
là con người hành động, vượt lên tất cả sự đe dọa của thiên nhiên để
bảo toàn sự sống của mình và vươn tới những mục đích tốt đẹp. Trong cuộc
vật lộn chống lại sức mạnh tàn hại của thiên nhiên, con người đã tự
bộc lộ rõ những phẩm chất tính cách và tâm hồn của mình. Thiên
nhiên hoang vắng, khốc liệt, đầy bất trắc khiến cho tính cách của
nhân vật bộc lộ rõ nét hơn trong cuộc tồn sinh dữ dội và quyết
liệt. Quá trình gia tăng sức mạnh của thiên nhiên đồng hành với quá
trình bộc lộ tính cách của nhân vật.
2.1.1
Xung đột giữa sức mạnh muốn chinh phục của con người với sức mạnh tuyệt đối của
thiên nhiên
Có thể
nói, xung đột của con người muốn chinh phục thiên nhiên với tất cả sức mạnh của
mình và thiên nhiên cũng muốn bảo vệ sự sống cho mình với tất cả những gì mình
có đã là một cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn. Và ở đấy đã có sự mâu thẫn, xung
đột dẫn đến những bi kịch đáng tiếc về đời sống và hạnh phúc của con người.
Trong truyện ngắn Sự im lặng màu trắng là
dẫn chứng tiêu biểu cho xung đột giữa con người với thiên nhiên. Trong truyện
ngắn này Jack London viết “Thiên nhiên có
nhiều cái để nhắc nhở con người về cái chết: thủy triều không ngừng lên rồi
xuống, sự giận dữ của giông bão, sự khủng khiếp của những trận động đất và
những trận sấm sét. Nhưng mạnh mẽ hơn và khủng khiếp hơn tất cả là sự im lặng
màu trắng trong cái thờ ơ, hiu quạnh của nó”{1; 140}. Đối lập với thiên
nhiên lạnh lùng, vô cảm thì “con người là
cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc
chết trắng buốt”{1;140}. Một bên là
thiên nhiên bao la, vô cảm, với sức mạnh hủy diệt, một bên là con người bé nhỏ
với sức mạnh có hạn. Cuối cùng Mâyxơn – nhân vật chính của truyện đành phải gác
lại giấc mộng về cuộc sống giàu sang và từ biệt người vợ yêu quý của mình để
nằm lại trong tuyết trắng. Trên hành trình đi về miền giá lạnh Bắc Cực để tìm
vàng, Mâyxơn cùng vợ Ruth và người bạn Kit. Họ đã trải qua những vùng bằng tuyết
vô cùng giá lạnh và đau khổ “không có gì
vất vả hơn việc vạch đường để đi. Những thanh trượt có bẹn dây, to và rộng luôn
bị sa lầy, chân ngập vào tuyết tới tận gối. Sau đấy phải thận trọng rút chân lên,
chỉ cần lệch một tí có thể gây tai họa. Sau khi đã cào sạch lớp tuyết phía
trên. Rồi bước lên phía trước một bước để rút chân kia lên, ít nhất cũng gần
phải nữa bộ. Người nào trong một ngày không lần nào ngã dưới chân chó, người ấy
đến trạm nghỉ có thể chui vào túi ngủ một giấc đầy tự hào và với lương tâm hoàn
toàn thanh thoảng. Người nào vượt qua được hai mươi ngày đêm trên những con
đường Bắc Cực thì người ấy đáng được cả thần thánh ghen tỵ”{1; 139,140}.
Qua đó
ta thấy chặng được đi tìm giấc mộng vàng vô cùng khắc nghiệt. Để chống chọi lại
với thiên nhiên không phải là việc dễ dàng, có khi thiên nhiên sẽ nuốt chửng
con người bất cứ lúc nào mà chính những con người đầy nghị lực kia cũng không
thể tránh nổi. Khi lũ chó vì quá đói và mệt, không còn sức lực để kéo xe, một
con chó đầu đàn bị ngẹo sang một bên và chiếc xe đã lăn xuống dốc đè lên que
trượt tuyết của Mâyxon. Hậu quả thật tai hại, một con chó trượt chân vướn vào
dây kéo. Thế là bầy chó bị đánh rất đau và đau nhất là con chó phạm lỗi. Đó là
những phút giây khó khăn, Mâyxon đã làm chết một con chó, hối hận vì những hành
động của mình nhưng vẫn ương bướng không chịu nhận, Mâyxon bước đi trước, hoàn
toàn không ngờ tới mối nguy hiểm đang chờ anh. Họ đi xuyên qua một bụi cây rậm,
ở giữa một quãng đất thấp. Cách đấy khoảng năm sáu mét là cây thông già. Xung
quanh là một sự im lặng đến rùng rợn- Không một tiếng động nhỏ nào trong khu
rừng bị tuyết ngập trắng.Thiên nhiên vốn im lặng và lạnh lùng, chất chứa nhiều
mối đe dọa, con người nếu không thấy được điều ấy thì sẽ không biết được cái
chết đang rình rập và không biết sẽ đến khi nào. Chính thiên nhiên là một điều
ghê sợ “Cái lạnh và sự im lặng làm đông
giá trái tim và cặp môi run run của thiên nhiên. Bỗng họ nghe, mà cảm thấy nó
như tín hiệu của một chuyển động trong cái sa mạc bất động này. Cây thông khổng
lồ đang phải gánh trên mình cái gánh nặng năm tháng và tuyết trắng bỗng đổ ngã
xuống thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của mình trong vỡ kịch cuộc sống. Mâyxon
nghe thấy tiếng cây ngã và đã định tránh
sang một bên, nhưng anh còn chưa kịp đứng thẳng lưng, thì cây thông đã ngã
trúng vai anh”{1;142}.
Và cái
chết của Mâyxon là một lời cảnh tỉnh đối với con người trong cuộc đấu tranh
chinh phục thiên nhiên. Thiên nhiên đầy bí hiểm với sức mạnh hủy diệt luôn là
mối đe dọa khủng khiếp đến tính mạng của con người. Con người còn muốn chinh
phục thiên nhiên với tất cả sức mạnh của mình, thì ở sâu trong sự im lặng đó
thiên nhiên cũng gân mình bảo vệ chính mình. Và với sức mạnh tuyệt đối của nó
con người phải trả giá với những hành động họ đã tác động tới thiên nhiên. Cuộc
đối chọi với thiên nhiên chỉ khiến cho con người thêm đau khổ và không thể bảo
vệ được cuộc sống của mình. Liên hệ thực tế, hiện này vấn đề bảo vệ thiên nhiên
và cuộc sống của con người ngày cần được nêu cao hơn, những tại họa mà thiên
nhiên gây ra đó không chỉ là sự thức tỉnh mà còn là bài học cho sự tự ý thức
tồn tại của con người.
Trong
truyện ngắn Sự im lặng màu trắng Jack Lon, mọi cuộc xung đột với thiên nhiên,
con người đều rơi vào bi kịch. Cuộc xung đột giữa lũ chó đói với con người
trong cuộc sinh tồn. Khi Ruth đang dùng rìu đánh đuổi bầy chó bâu xung quanh
mình, khi mình đang trong cơn hấp hối. Bầy chó đã bất chấp quy luật thép “dùi
cui và răng nanh”. Kit đã lao tới dùng băng súng đánh lại bầy chó, và một tấm
bi kịch truyền thống của quy luật sinh tồn đã xảy ra với tất cả những sự dã man
của nó. “Chiếc rùi và chiếc súng đều đặn
vung lên, hạ xuống, lúc trúng đích, lúc không. Bầy chó gầm gừ lượn bên này,
lượn bên kia, mắt long lên giận dữ, nước bọt tứa ra qua các kẽ răng nanh”{1;148}.
Ở đây con người và con vật quyết chiến để dành phần thắng. “Cuối cùng bị đánh tơi bời, đàn chó lùi xa khỏi đống lửa, lè lưỡi liếm
các vết thương và ngửa mặt lên trời, tru lên những tiếng thảm thiết”{1;
148}. Bi kịch hơn nữa của con người trong cuộc đấu tranh đó là những lũ chó
cũng trong con đói khát, muốn tồn tại chúng phải đấu tranh. Khi đã ăn sạch số
cá ướp dự trữ, lũ chó đã gằm gừ bên xác chết của Mâyxon, buộc lòng để bảo về
xác bạn, Kít đã níu hai ngọn thông non xuống đất và lấy sợi dây da nai cột
chúng lại. Rồi anh quay sang trấn an bầy chó, anh thắng chúng vào xe, chất tất
cả đồ lên đó cho bọn chúng không chạy đến xác chết. Anh lấy sợi dây da nai cột
quanh người bạn sát ngọn cây thông non và làm cho chúng đứng thẳng, khỏi mặt
đất.
Qua
những chi tiết trên ta thấy, trên cuộc hành trình tìm đến giấc mộng vàng con
người cũng là cuộc hành trình đi về với cõi chết. Biết rằng mấy ai được đến đây
mà có thể mang vàng về, đến đây là đến với những giây phút chờ chết. Và mấy ai
có thể ngẫm nghĩ được sự im lặng của màu trắng kia. Nếu là sự im lặng của bóng
đen thì còn dễ chịu hơn vì nó tạo nên cảm giác như đang bảo vệ con người, sưởi
ấm con người bằng một sự thông cảm vô hình nào đó. Còn sự im lặng của màu trắng
lạnh lẽo, sạch sẽ đang trải rộng dưới bầu trời màu chì xám kia thì thật là quá
sức chịu đựng. Nếu con người có những mơ ước và hành động tốt đẹp với thiên
nhiên thì họ sẽ được thiên nhiên ban tặng những điều kì diệu nhưng ngược lại
thì sẽ bị thiên nhiên tiêu duyệt. Và qua những lời văn của Jack London đã nêu
lên một thực tại của nước Mĩ vào những năm 80, 90 của thế kỉ XIX, hàng loạt
những người dân Mĩ đổ xô về miền Bắc Cực để tìm vàng, con người đã phải trả giá
với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
2.1.2 Xung đột giữa bản năng sống của con người với
sự sinh tồn vốn có của thiên nhiên
Bên
cạnh ca ngợi sức mạnh của tự nhiên thì truyện ngắn của Jack London cũng ca ngợi
sức mạnh, đề cao vai trò của con người trong hình trình chinh phục những ước mơ
tốt đẹp. Nếu con người có những ước mơ đẹp dù có đối chọi với thiên nhiên khắc
nghiệt thì bằng chính nghị lực sống và lòng quyết tâm con người cũng sẽ vượt qua.
Một dẫn chứng khác tiêu biểu cho kiểu xung đột giữa con người với thiên nhiên
là truyện ngắn Nhóm lửa. Trong truyện ngắn này, nhân
vật người đàn ông một mình đối mặt với băng tuyết và cái lạnh năm mươi
độ dưới không. Thiên nhiên liên tục gia tăng sự nguy hiểm, còn hành động của
người đàn ông càng lúc càng mạnh mẽ và kiên quyết hơn. Anh có nhiệm vụ
về khu mỏ cũ ở nhánh sông bên trái của con sông Henđơxon nhưng trước đó anh
phải đi vòng quanh đê để quan sát xem liệu mùa xuân tới có thể chở của cải từ
các cù lao trên sông I-u-con ra được không, mục tiêu mà anh đề ra trong chuyến
hành trình này là phải hoàn thành xong công việc về đến trại với anh em lúc sáu
giờ. Với anh, đó không phải là điều khó khăn, anh tin rằng “lúc đó chân trời tối và anh em chắc cũng về đến nơi, bếp lửa sẽ bùng
lên và bữa cơm tối chắc cũng đã sẵn sàng” {1;167}. Với người đàn ông dũng
cảm này, những thứ như: con đường nhỏ như sợi dây thần bí dài muôn dặm, cảnh
thiếu mặt trời, cảnh hoang vu kì quái... tất cả chỉ gây cảm giác lạnh và khó
chịu chứ không hề khiến anh mảy may sợ hãi lo ngại anh khoan khoái mỉm cười- nụ
cười ngay giữa vùng băng tuyết giá lạnh, chẳng phải ý nghĩa lắm sao? Ngay từ
đầu Jack London đã đề cập đến những lời nhắc nhở của ông già vùng sông Lưu
Huỳnh, ông già là hiện thân của sự trải nghiệm thực tế. Việc người đàn ông cười
nhạo ông ấy cho thấy tuy từng trải và can đảm nhưng trong trò chơi với tự nhiên
anh vẫn còn là đứa trẻ.
Người
đàn ông trong Nhóm lửa, dù rất đơn độc, chỉ có con chó lai sói đi cùng nhưng
trước cái lạnh anh không hề xem thường, không tự tin thái quá vào bản thân. Ý
chí đã soi đường cho từng bước chân anh. Càng dấn sâu vào vùng băng tuyết,
những suy nghĩ có phần thiếu thực tế trước kia, nụ cười ngạo nghễ trước kia
không lâu dần dần nhường bước cho thái độ có phần e dè của người đàn ông.
Trước, anh đinh ninh nhiệt độ là khoảng năm mươi độ dưới không “năm mươi độ dưới không với anh chỉ là cái
rét lạnh thấu xương, mà muốn chống lại, chỉ việc đeo găng, đội mũ che tai đi
giày da và đi tất thật ấm. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng liệu nhiệt độ dưới không
độ còn có điều gì hay không” {1;168}. Quả thật nhiệt độ đã dưới năm mươi độ
không. Tuy vậy, anh vẫn muốn vượt qua chặng đường dài ấy để về với anh em. Anh
đã chuẩn bị thức ăn và đồ chống rét nhằm đối phó với cái lạnh rợn người kia, đó
là “những chiếc bánh quy cắt đôi đẫm mỡ
và chiếc nào cũng kẹp một miếng thịt rán to bự” {1;168}. Anh đã tự tin và
ham hở bước tiếp.
Thiên
nhiên lần phát tín hiệu cảnh báo “bộ râu
anh như râu ngô cũng đọng nhiều tuyết và mỗi lúc một dày thêm khi anh phả hơi
ấm ra” {1;170}, miệng anh đóng cứng toàn băng tuyết, mũi, má anh không còn
cảm giác nữa... những trí óc anh vẫn sáng suốt để tính toán mọi việc. Chưa bao
giờ, dù là trong lúc quẫn bách nhất, đầu óc anh thôi nghĩ ngợi, phán đoán tình
thế. Anh đắn đo trong từng tình huống. Băng tuyết mỗi lúc lại dày thêm khiến
anh hoảng sợ, anh thực sự gặp nguy hiểm bởi lớp băng trắng xóa “ở một chỗ chẳng có dấu hiệu gì, nơi mặt
tuyết phủ mền mại phẳng lì như báo hiệu là bên dưới cũng rắn chắc, thì anh lại
bị thụt chân, anh bị ướt đến nữa bắp chân”{1; 230}. Bất cứ lúc nào cởi găng
tay ra anh lập tức rơi vào trạng thái mất dần cảm giác, anh thực sự sững sờ khi
không còn nhận ra ngón tay, ngón chân của mình có bị tê cóng hay không. Lời
nhắc nhở của ông già vùng sông Lưu Huỳnh lại xuất hiện trong anh, anh không còn
thái độ xem thường bậc tiền bối già ấy nữa. Và chính lần này nghị lực đấu tranh
cho sự sống của anh mới được phát huy. Trong nỗ lực tuyệt vời hòng tìm kiếm sự
sống của con người. Vũ khí duy nhất mà anh có thể đối chọi với băng tuyết lúc
này đó là lửa và một ý chí yên định đã nảy sinh. Không chỉ một lần thực hiện
công việc này, anh nhóm lửa với tất cả niềm tin, sự cẩn thận và lòng kiên trì
của mình. Mới nghe qua chúng ta có thể nghĩ đấy là một công việc đơn giản và dễ
dàng- không đủ lớn để chứng minh cho lòng kiên trì và sức sống mãnh liệt của
con người. Nhưng khi tiếp xúc với những trang văn của Jack London, chúng ta mới
nhận ra rằng đó thực sự là một công việc dành cho những con người có bản lĩnh
và ý chí sinh tồn mãnh liệt. Với ba lần nhóm lửa đã thể hiện tất cả những điều
đó.
Lần đầu tiên, anh nhóm lửa không mấy khó khăn
khi anh có trong tay rất nhiều que diêm, tất cả diễn ra thuận lợi như mong muốn
của anh “đoạn anh chạy đi kiếm củi còn
mắc lại ở những bụi cây khi nước tràn lên vào mùa xuân năm ngoái, rồi rút diêm
ra nhóm lửa, dần dần ngọn lửa bùng lên cháy ù ù” {1; 223}. Lửa được nhóm
thành công cũng là lúc người đàn ông lấy lại được sự tự tin cần thiết để tiếp
tục cuộc hành trình đầy thử thách, anh nhồi thuốc vào tẩu rồi hút một cách khoan
khoái. Người đàn ông lại nhóm lửa lần thứ hai khi bị xa vào bẫy băng tuyết, anh
cần lửa để hong khô giầy và tất, nhưng thời tuyết lúc này không còn như trước
nữa, tuyết đã đóng băng trắng xóa mọi nơi. Muốn nhóm lửa. Anh nhóm lửa một cách
từ từ và cẩn thận, như đặt vào đó với tất cả lòng mình, vì anh biết nhiều nguy
hiểm đang chờ mình phía trước “anh biết rằng không được để lửa tắt, vì thời
tiết ở bảy mươi năm độ âm, chân lại bị ướt nữa thì ngay từ đầu đã nhóm lửa sao
cho nó không được tắt”. Dường như cái lạnh của không gian lúc này đang giáng
xuống mỏn địa cầu trơ trụi vùng phương Bắc và anh có cảm giác như một mình mình
phải hứng lấy cái lạnh tàn khốc ấy. Lúc này, cơ thể anh không còn mạnh mẽ như
trước nữa, máu trong người anh dường như co lại trước cái lạnh kinh hồn này.
Ngón tay ngón chân của anh như tê hẳn, dần rơi vào trạng thái mất cảm giác dù
anh vẫn chưa nhận ra. Lần này anh mỉm cười khi nhớ đến lời khuyên của ông già
miền sông Lưu Huỳnh “anh đã có mặt ở đây
rồi gặp tai nạn một thân một mình cuối cùng đã tự cứu lấy bản thân. Anh nghĩ
rằng ông già này tính rụt rè như đàn bà. Điều phải làm đối với người đàn ông là
phải giữa bình tĩnh, thế là ổn” {1;260}. Anh tin như vậy bởi “ngọn lửa đang
nhảy múa kia, đang kêu lên răng rắc, lốp bốp đó là hứa hẹn của sự sống”. Tất cả
đang ủng hộ anh, và anh xứng đáng được nhận sự ủng hộ ấy.
Những
tạo hóa thật trêu người, sau những nỗ lực hết mình, người đàn ông lại phải trả
giá cho sự sai lầm của chính mình chứ không phải là băng tuyết “đáng lẽ không
được nhóm lửa dưới gốc cây thông mà phải nhóm lửa ngoài khoảng trống”, bởi mỗi
lần anh rút củi từ trong bụi ra là cái cây lại động đậy nhẹ, vậy mà anh không
hay biết gì. Xong cái động nhẹ ấy cũng đủ gây tai nạn. Cành cao tít trên ngọn
trút tuyết xuống những cành dưới và cứ thế truyền ra khắp cây chẳng khác gì một
trận tuyết nở, cuối cùng đột ngột rơi ào ào xuống anh và đống lửa, dập ngọn lửa
tắt ngấm! Nơi trước đấy là một đống lửa, giờ ngổ ngang những tuyết là tuyết.
Anh đã vui như thế nào khi nhóm lửa thành công, ngọn lửa tắt đột ngột do sự sơ
suất của chính mình khiến anh hoàn toàn tê dại, anh hoản sợ. Tuy vậy, con người
này hoàn toàn xứng đáng với danh từ con người, thất vọng nhưng không hề mất hi
vong. Và anh đã tiếp tục nhóm lửa, lần này là lần thứ ba. Rút kinh nghiệm lần
này anh chọn “chỗ bãi trống để cho không
có cái xảo trá nào có thể làm tắt lửa”{1;280}. Anh làm việc như cái máy và
không hề ý thức được rằng toàn thân anh lúc này gần như tê cóng. Vẫn biết là cái
vỏ còn nằm trong tíu, thế mà tìm mãi vẫn không có cảm giác gì, anh cố hết sức
mà không sao nắm được miếng vỏ cây.
Tất cả
những việc anh muốn làm đều trở nên khó khăn vô cùng. Trong anh, dấy lên một
cảm giác lạ lùng đến khó tin “trong lòng dội lên một nỗi ghen tức với on vật vì
nó có bộ lông thiên nhiên che chở cho ấm áp và an toàn. Lần này nhóm lửa không
còn đơn giản như trước nữa. Người đàn ông làm việc theo bản năng “anh rụt hàm
dưới vào, uốn cong môi trên trông đến kì quái, rồi lấy hàm răng trên ngậm bao
diêm nhằm để tách lấy một que diêm”. Toàn bộ cơ thể anh lúc này như đồng loạt
chống lại mệnh lệnh của ý chí anh, chúng muốn buông xuôi. Que diêm lần lượt rơi
xuống đất tắt ngấm...sự tuyệt vọng anh cố kiềm chế lúc này trỗi dậy hơn bao giờ
hết. Tưởng chừng như người đàn ông đã bỏ cuộc nhưng anh lấy cùi tay kẹp bao
diêm vào. Do cơ bắp ở hai cánh tay không bị cóng nên anh có thể kẹp chặt bao
diêm ở chỗ hai cùi tay. Sau đó anh quẹt cả nắm diêm dọc theo cẳng chân... giơ
diêm như thế anh mới nhận ra cảm giác ở nơi tay mình. Thịt đang bị cháy. Anh
nâng niu ngọn lửa một cách cẩn thận vì lửa là sự sống, da thịt anh có bị cháy
cũng chẳng sao, quan trọng hơn là ngọn lửa bắt đầu cháy lên. tất cả suy nghĩ
của anh lúc này đều tập trung vào ngọn lửa nhỏ nhoi này. Khi mà một mảng rêu to
rơi xuống đúng ngay giữa đóm lửa nhỏ, anh không ngại nguy hiểm lấy ngón tay cố
cời nó ra nhưng tấm thân anh run lẩy bẩy làm cho anh cời lửa đi đâu ấy, hất
tung cả mớ cỏ đang cháy vì thế mà đóm lửa nhỏ bị hổng ở giữa. Người nhóm lửa
lúc này thất bại hoàn toàn, không còn diêm, không còn vỏ cây phong và cũng
không còn sức lực nữa, anh nhìn mọi thứ một cách lãng đạm hững hờ.
Ở đây
ta thấy được sự xung đột giữa thiên nhiên và con người là cuộc xung đột sống
còn, con người có thể chết một cách đau khổ nhưng không được mất niềm tin vào
sự sống. Khi thất bại hoàn toàn, không có thể nhóm lửa nữa, anh đã bắt đàu xoay
sở, tìm mọi cách để có thể vượt qua vùng băng tuyết lạnh lẽo và đáng sợ này.
Anh đã nhớ lại câu chuyện về một người bị cuốn trong tuyết. Người ấy đã giết
chết con nai và chui vào xác nó. Câu chuyện ấy đã khiến anh có một ý nghĩ man
rợ, anh sẽ giết con chó và thọc tay vào người nó cho đến khi tê dại thì thôi,
sau đó anh lại có thể nhóm được đống lửa khác. Từ ý nghĩ đến hành động, anh vội
dơ tay vồ lấy nó và lúc đó anh ý thức rõ tình thế của mình “tay mình không còn
nắm được nữa còn những ngón tay thì không sao co lại được mà cũng không có cảm
giác gì. Anh đã tuyệt vọng vì không còn khả năng để giết con chó chỉ có thể
ngồi om khư khư lấy con vật.
Ở con
người này nghị lực sống thật mãnh liệt, dù biết mình không thể vượt qua nổi
nhưng anh vẫn không từ bỏ cuộc. Anh đã nghĩ tới việc buộc đôi chân mình phải
hoạt động bằng cách lao người chạy, cố trốn thoát khỏi biển tuyết bao la kia.
Trải qua rất nhiều cố gắng mà vẫn không thành công, trong lòng người đàn ông
can đảm này dấy lên một nổi sợ hãi lờ mờ vì anh nhận ra rằng đây không còn là
vấn đề những ngón tay ngón chân tê cóng hoặc để mất cả hai tay và bàn chân mà
đó là vấn đề sinh tử, trong đó cơ hội để sống rất mong manh. Bản năng sinh tồn
trong anh trỗi dậy mạnh mẽ, anh quay cổ chạy một mạch trên lòng sông dọc theo
con đường mòn cũ. Anh cuống cuồng níu giữ sự sống bằng cách chạy thục mạng. Anh
chạy như phản xạ tự nhiên của con người biết mình ở tình thế khó mà thoát khỏi
cái chết, trong nổi hoảng loạn chưa từng phải trải qua trong đời...anh vấp ngã
liên tục những không hề có cảm giác đau đớn “nhiều lần anh vấp ngã, loạng
choạng đứng dậy rồi ngã”. Không còn sức để chạy, anh biết mình phải đối diện
với tuyết trắng. Cái lạnh còn gia tăng trong anh, lần này rét đến anh nhanh
hơn. Cuối cùng biết mình chẳng thể về trại, anh chấp nhận chọn cái chết trong
tư thế đông lạnh tử tế “thôi thì đằng nào
cũng chết cóng nên phải chết cho đoàng hoàng. Khi đã tìm được sự tĩnh tâm mới
này, anh bỗng thấy buồn ngủ. Anh nghĩ đến giác ngủ ngàn thu ngon lành, chẳng
khác gì uống một liều thuốc ngủ. Chết cóng thì có gì đau đớn như người ta tưởng
đâu. Còn gặp cái chết khác ghê sợ hơn nhiều” {1; 360}.
Anh quả
thật là hiện thân của những con người có khát vọng sống mãnh liệt. Anh cố gắng
nhóm lửa với hi vọng được sưởi ấm để về đến trại cùng anh em. Đã từng suy tính
giết con chó, dùng thân nhiệt của nó sưởi ấm đôi tay để đốt lên ngọn lửa của sự
sống từ chỗ diêm còn lại. Bi kịch thay, con chó trung thành ấy lại cảnh giác và
chạy thoát khỏi đôi tay lóng ngóng gần như mất hẳn cảm giác của anh. Có thể nói
cuộc đấu tranh với thiên nhiên mà cụ thể ở đây là băng tuyết, con người đã thất
bại. Người đàn ông đã chấp nhận cái chết. Tuy nhiên quá trình tranh đấu
chống lại thiên nhiên khắc nghiệt cũng chính là quá trình nhân vật
người đàn ông tự bộc lộ tính cách anh hùng của mình. Đó là một con
người có ý chí nghị lực mạnh mẽ phi thường, bất chấp mọi nguy hiểm
để bảo toàn sự sống của mình, con người đấu tranh với thiên nhiên vẫn tự hào
về một bản lĩnh vững vàng và trí tuệ uyên bác. Và qua đó ta cũng thấy được lời
cảnh tỉnh về mối quan hệ cùng tồn tại giữa con người và thiên nhiên. Thiên
nhiên đóng vai trò hỗ trợ đắc lực, như một người bạn đồng hành của con người
trong quá trình tìm kiếm sự sống, nhưng thiên nhiên cũng vừa là kẻ thù của con
người. Cái chết của con người dù trong tư thế chiến thắng những không thể phủ
nhận thiên nhiên đã chiến thắng con người trong cuộc đấu tranh tay đôi này.
Truyện ngắn Ngôi
nhà của Mapuhi cũng có
sự xuất hiện của tình huống xung đột giữa con người với thiên nhiên,
nhưng lần này đối diện với thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt không phải
là một người đàn ông mạnh mẽ, mà là một bà lão. Bà lão Nauri là
một thổ dân vùng biển có sức sống mạnh mẽ đến kỳ diệu được J.
London thể hiện như một người anh hùng. Gia đình bà lão sống sống
trên đảo san hô Hikueru, nơi bão tố hoành hành dữ dội. Họ mơ uớc có
được một ngôi nhà vững chắc để tránh sự đe dọa của phong ba bão
táp. Ước mơ của họ sắp trở thành hiện thực khi Mapuhi - con trai bà
lão mò được viên ngọc trai đáng giá hàng ngàn phơrăng Pháp. Họ muốn
đổi viên ngọc quý lấy ngôi nhà mà lâu nay họ từng mơ ước. Thế nhưng
ước mơ của họ bị dập tắt khi gã lái buôn Toriki cướp mất viên ngọc
rồi bán cho kẻ khác. Thật bất ngờ là ngay sau đó bão tố nổi lên,
biển dậy sóng cuốn trôi hàng ngàn người xuống biển. Bà lão Nauri
cũng bị bão ném ra biển. Mặc dù đã ngót sáu mươi tuổi nhưng bà lão
vẫn ra sức chống chọi với bão biển. Trong khi trôi dạt trên biển, bà
lão tình cờ lấy lại được viên ngọc từ xác chết của Levy, người đã
mua lại viên ngọc từ tay Toriki. Từ cõi chết, bà lão đã vượt qua mọi
gian truân để trở về, mang theo viên ngọc quý. Gia đình bà lão được
đoàn tụ và họ lại mơ uớc về ngôi nhà. Không ai có thể hình dung nổi
là bà lão Nauri lại có thể
sống sót trở về sau ngần ấy thử thách gian khổ. Chỉ có một người
luôn mang trong mình một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một niềm tin
vào sức sống kỳ diệu của con người thì mới có thể tưởng tượng ra
điều đó, người ấy chính là J. London.
Thiên
nhiên hoang dã đầy bất trắc và nguy hiểm là môi trường để thanh lọc
con người, để cho con người tự bộc lộ hết mọi phẩm chất tính cách
của mình. Mặt khác, qua tình huống xung đột giữa con người với thiên
nhiên, J. London đã thể hiện tư tưởng mang tính triết lí của mình: thế
giới tự nhiên bao la và bí hiểm khôn lường, sức mạnh của con người ta hữu hạn.
Muốn chiến thắng trong cuộc chinh phục tự nhiên thì con người cần phải đoàn kết
xích lại gần nhau để có thêm sức mạnh. Xung đột giữa con người với thiên
nhiên hoang dã cũng có thể xem là một ẩn dụ cho mối xung đột giữa
con người với môi trường xã hội.
2.2 Xung đột giữa con người với xã hội
Tình
huống xung đột giữa con người với xã hội cũng được sử dụng khá phổ biến
trong truyện ngắn của J. London. Dạng tình huống này thường diễn ra giữa một
bên là những người lao động thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, với bên kia là môi
trường xã hội tư bản. Những người lao động bị áp bức, bóc lột, bị đối xử bất
công, bị mất quyền tự do. Trong tình cảnh đó những người lao động chân chính đã
phát huy cao độ ý chí nghị lực để vươn lên, họ nỗ lực đấu tranh chống lại xã
hội để giải phóng bản thân và tầng lớp của mình khỏi cảnh bất công ngang
trái. Tiêu biểu cho kiểu tình huống này là các truyện ngắn Người
Mêhicô, Hội những người già, Kẻ
bỏ đạo,...
2.2.1 Xung
đột về chủng tộc dẫn đến sự tiêu diệt lẫn nhau
Ở kiểu
xung đột chủng tộc trong truyện ngắn của Jack London được thể hiện sâu sắc sắc
trong truyện Hội những người già. Câu chuyện
kể về những người già da đỏ giết chết những người da trắng. Họ là những người
duy nhất còn lại của bộ lạc da đỏ. Họ giết những người da trắng vì chính những
người da trắng đã tranh giành đất đai, đồng hóa những người dân của họ. Lần
lượt những người da trắng kéo đến vùng đất của họ, tranh giành sự sống, lôi kéo
những người thanh niên khỏe mạnh và những người con gái trẻ bỏ bộ tộc ra đi. Có
người thì nhập vào bộ tộc da trắng, có người thì bỏ đi không về. Từ một bộ lạc
khỏe mạnh và bình yên, sống trong một khu rừng trù phú với nhiều loài thực vật
động vật trở nên tan rã và dần dần đến với sự diệt vong.
Hành trình xâm chiếm của những người da trắng
bắt đầu từ khi mảnh đất của bộ lạc họ không còn có gì để sinh sống và tồn tại.
Với sự tiếng bộ hơn những người da trắng, đã săn bắt động vật bằng súng chính
vì thế mà những loài thú trong rừng đã chết và bị tuyệt chủng sạch hoặc bỏ đi
sang khu rừng khác. Cuộc sống của những người da trắng không được đảm bảo, hàng
loạt người da trắng bỏ làng ra đi và kéo sang rừng khác. Và đây chính là hành
trình xâm lấn bắt đầu. Lúc đầu một người dân da trắng đến bộ lạc của những
người da đỏ trong tình trạng vô cùng ốm yếu, không thể đi nổi “Hắn bò bằng ốn chân trên tuyết, da nó mỏng
dính trông rõ cả xương. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy người nào như
thế....hắn yếu lắm, yếu như một đứa bé” {1; 123}, đi kèm với người đó là
một con chó to bằng khoảng ba con chó của người da đỏ, lông nó ngắn và mỏng. Và
nhờ có thịt hươu và thịt cá hồi phơi khô của những người da đỏ, dần dần cả
người và chó đều phục hồi sức khỏe và khi có sức rồi thì người da trắng đó ăn
nói to tát, cười nhạo những người già và thanh niên, nhìn con gái của bộ tộc họ
bằng cặp mắt xấc láo. Và khi quay về bộ tộc của mình thì người da trắng đó đã
bắt một cô gái con của thủ lĩnh người da đỏ cùng về. Đây là yếu tố đầu tiên gây
sự xung đột. Và mâu thẫn cũng xảy ra, khi mà hàng loạt người da trắng kéo đến
mang những thứ quà lạ, và khi ra đi thị họ bắt những con chó to khỏe và những
người thanh niên của làng. Đầu độc những người thanh niên và những cô gái trẻ
bằng rượu, và dạy họ đánh bạc...làm biến đổi những tư tưởng trong lớp trẻ của
bộ tộc da đỏ. Làm suy yếu tinh thần đấu tranh và coi thường, khinh rẻ bộ tộc
của chính mình. “Những người con trai và
con gái khỏe mạnh nhất của chúng tôi bị người da trắng dẫn đi qua không biết
bao nhiêu đèo cao, suối sâu và bị đưa đến không biết bao nhiêu nơi. Đứa con gái
nào trở về thì đứa nào tông cũng già và yếu hoặc không bao giờ trở lại. Còn tụi
con trai đi lang thang khắp nơi chúng đã tiêm nhiễm những lời nói tục tằn và
những cử chỉ xấc láo, chúng uống thứ nước của ma quỷ và suốt ngày đánh bài, chỉ
nghe những tiếng gọi đầu tiên của những người da trắng là chúng đi ngay. Chúng
không nhường nhịn tôn kính ai cả, chúng tỏ vẻ khó chịu với những tục lệ cũ và
cười cả vào mặt vị thủ lĩnh và những ông thầy cúng”{1;127}.
Ngoài
ra, bộ tộc người da trắng còn đầu độc họ bằng thuốc lá và rượu, có bao nhiêu
lông thú họ đều đêm đổi rượu và thuốc lá. Chính vì thế mà họ không có lông thú
để che chở tuyết, toàn bộ những người da đỏ đều bị ho, có người vì quá lạnh
khạc ra máu. Và hết người này đến người khác bị bệnh thổ huyết. Những người da
trắng đã phá hủy cuộc sống bình yên của họ, mang đến những loại bệnh đậu mùa,
bệnh sởi... thậm chí những con chó to khỏe, lông dày dùng để kéo xe cũng bị đổi
bởi những con chó lông ngắn, ốm yếu... Những kiểu xâm lấn và gây chiến đó đã
làm cho những người da đỏ không thể chịu được. Dân da đỏ không còn ai để đấu
tranh, chỉ có những người già, mang một tinh thần chiến đấu tốt nhưng sức lực yếu
ớt. Thế nhưng những con người yêu bộ tộc đó vẫn không bỏ cuộc. Họ đã liên kết
và vạch ra kế hoạch để lấy lại đất đai và những con người của bộ tộc họ. Và
không có cách nào ngoài cách những người già đó âm thầm giết hết những người da
trắng. Họ đã giết rất nhiều người, nhưng thật bi kịch. Khi người da đỏ giết
chết một người da trắng thì một trong số những người già đó lại chết đi một
người. Trong khi đó người da trắng ngày còn đông lên và người da đỏ chỉ có
những người già- Hội những người già. Trong cuộc đấu tranh âm thầm đó người da
đỏ duy nhất còn sống đó là Imber. Con người dũng cảm giàu tình yêu tha thiết
đối với bộ tộc. Imber đã không thể chịu đựng sự áp bức bóc lột và bành
trướng của người da trắng. Bởi vậy lão đã cùng với hội những người già bí
mật giết chết rất nhiều người da trắng. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của họ không
thành công. Cuối cùng, lão Imber đã tự đem mình nộp cho pháp luật.
Trong
truyện ngắn Hội những người già, Jack London đã xây dựng được cuộc xung đột
giữa người da trắng và người da đỏ trong cuộc sinh tồn. Nhân vật Imber người cuối
cùng còn sống và dần dần đi về với cõi chết là minh chứng cho sự diệt vong mãi
mãi của người da đỏ. Trong cuộc đấu tranh đó bộ tộc người da trắng đã tiêu
duyệt những người da đỏ. “Người da trắng
là một bộ lạc, một bộ lạc rất đông. Đất đai của họ không còn thú rừng nữa, nên
họ đến đất đai của chúng tôi để chiếm lấy. Họ làm chúng tôi suy yếu đi và chúng
tôi đang chết dần” {1; 130}. Và với truyện ngắn này Jack London cũng thể
hiện được nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của nhiều bộ tộc khác ở nước Mĩ lúc
bấy giờ.
2.2.2
Xung đột giữa sự ý thức vươn lên của con người với sự đè nắn khắc nghiệt của xã
hội
Ở
truyện Kẻ bỏ đạo, nhân vật
Giôn là một cậu bé sớm trở thành, là nạn nhân của xã hội. Giôn sinh
ra giữa tiếng gầm rú và không khí bụi bặm của nhà máy, và ngay từ nhỏ cậu
đã trở thành một cái máy làm việc không quản mệt mỏi trong các nhà
máy. “Cách đây mười hai năm, ngay trong
chính phòng máy dệt của nhà máy này đã xảy ra một câu chuyện lý thú. Mẹ của
Giôn bị ngất. Họ đặt bà ta nằm duỗi thẳng trên sàn nhà, giữa những chiếc máy
đang gầm rú. Một vài chị đứng tuổi đang đứng máy được gọi lại. Tên đốc công
giúp cho một tay. Và thế là trong dăm ba phút, một linh hồn đã nghiễm nhiên
xuất hiện trong phân xưởng máy dệt. Đó là cậu bé Giôn, ra đời trong tiếng máy
gầm rú đinh tai nhức óc, quyện hơi thở đầu tiên của cậu là hơi nóng ngột ngạt
ẩm thấp vương đầy những bụi sợi bay. Chính ngày đầu tiên đó cậu đã ho vì bụi
sợi và cũng vì lý do đó mà cậu đã bị mắc bệnh ho từ ngày đó”{1; 356}. Là
một câu bé còn rất nhỏ Giôn đã phải đi làm nhiều việc để nuôi mẹ và các em. “Lúc mới lên sáu tuổi, cậu đã là cha, là mẹ
bé của thằng em Uyn-lơ và của những đứa em bé hơn. Lên bảy tuổi đi làm ở nhà
máy dệt, đánh ống suốt chỉ. Khi lên tám, cậu vào làm ở một nhà máy khác.” {1;357}.
Giôn đã
đã làm việc rất nhiệt tình để kiếm tiền đưa mẹ nuôi em, những đứa em thì được
ăn uống đầy đủ, ham chơi đùa và được đi học. Còn Giôn cũng là một cậu bé cũng
còn ham thích nằm ngủ nướng, đôi lúc lại thèm kẹo...và cùng bao nhiêu ước mơ
của cậu bé trẻ đã chìm đắm vào những vòng quay của chiếc máy diệt, Giôn cảm
thấy bất công và có chút ganh tỵ với các em. Nhưng nghĩa vụ lớn nhất của Giôn
đó là phải làm việc, dù biết rằng bệnh tình của mình rất nặng, hàng ngày hít
khí bụi của nhà máy làm cho bệnh sởi của mình còn nặng thêm. “Do làm việc ở cường độ cao, nên kết quả là
cậu trở nên lúc nào cũng hoảng sợ. Đêm đêm, những thớ thịt co giật trong giấc
ngủ, ban ngày cậu lại không sao nghỉ ngơi được. Đầu óc luôn luôn cẳng thẳng và
các cơ bắp vẫn cứ tiếp tục co giật. Giôn trở nên xanh xao, và bệnh ho vì bụi sợi
mỗi ngày một tồi tệ. Sau đó cả hai lá phổi yếu ớt nằm trong lồng ngực co rúm ró
bị viêm”{1; 360}.
Và ngày
qua ngày cứ dụi mình trong nhà máy, làm việc một cách thần tốc, nhanh hơn cả
máy chạy, Giôn đã là một công nhân xuất sắc nhất của nhà máy, cùng với những
công việc kiếm sống Giôn đã trở nên trưởng thành hơn. Tuy nhiên, cuộc sống vô
cùng vất vả, đơn điệu và tẻ nhạt. Lúc nào cũng ở bên những chiếc máy diệt chạy
vùn vụt, cả tâm hồn và thể xác Giôn như bị héo hon, khô gầy. Giôn không còn
nhận thức được thời gian, dường như thời gian đối với cuộc đời Giôn là đứng yên
và chỉ có những chiếc máy và cơ thể luôn chuyển động. Ngày qua ngày, sáng đi
làm tối lại về nhà, Giôn không cảm nhận được ban ngày đẹp và tươi sáng thế nào.
Những sự kiện trong cuộc đời Giôn vô cùng đơn giản, tẻ nhạt và có vài ba sự
kiện trong đại khắc ghi trong lòng. “Một trong những sự kiện đó là vào một hôm
bà mẹ mua mấy quả mận khô vùng Ca-li-pho-ni-a. Hai lần kia là khi bà mẹ nấu món
sữa trứng. Đó là những sự kiện. Cậu nhớ tới chúng mà trong lòng thấy rạo rực.
Và cũng trong thời gian ấy mẹ cậu hay kể cho nghe về một món ăn tràn trề niềm
vui mà bà thường nấu, gọi là món “đảo trôi”, còn ngon hơn cả món “sữa trứng”.
Đã bao năm cậu ngóng đợi đến ngày được ngồi ăn món “đảo trôi” cho đến khi rút
cuộc cậu đành để nó rơi vào quên lãng cùng với những lý tưởng xa vời. Có một
lần cậu nhặt được một đồng 25 xu trên vỉa hè. Đó là một sự kiện trọng đại trong
đời cậu, đồng thời cũng là một sự kiện bi đát. Cậu có ý thức được nhiệm vụ của
mình ngay khi đồng xu đó lóe lên trước mắt, thậm chí trước khi cậu nhặt nó lên.
Thường ở nhà chẳng bao giờ được ăn đủ, đáng lẽ cậu phải mang về nhà như vẫn
thường mang lương vào tối thứ bảy. Một cử chỉ đúng đắn lúc này là hiển nhiên,
nhưng chưa bao giờ cậu được tiêu tiền, mà cậu lại thèm ăn kẹo đến chết được.
Cậu thèm kẹo, nhưng lại chỉ đến những ngày lễ mới được nếm.” Đó là những
sự kiện trọng đại trong đời Giôn, vì không có thời gian để sống và hưởng thụ,
những kỉ niệm, những sự kiện cũng không hề có. Thời gian đối với cuộc đờn Giôn
như tẻ nhạt, lạnh lùng và vô nghĩa. “Cuộc đời cậu không có lấy chút vui thú.
Cậu không bao giờ được nhìn thấy diễn biến của ban ngày. Ban đêm cậu ngủ trong
những giấc mơ hoảng loạn. Thời gian còn lại cậu làm việc và ý thức của cậu là ý
thức của một cái máy. Ngoài cái đó ra, đầu óc cậu trống rỗng. Cậu không có lý
tưởng, mà chỉ có một ảo tưởng, đó là việc cậu được uống món cà-phê thượng hảo
hạng. Cậu là một con vật biết làm việc. Dù gì chăng nữa, cậu vẫn không có cuộc
sống tinh thần, vậy mà sâu thẳm trong nỗi u uất của tâm hồn, mà cậu có biết,
công việc nặng nhọc từng giờ, từng sự chuyển động của đôi tay, từng cơn co giật
của cơ bắp cho quá trình hoạt động trong tương lai chắc sẽ làm cho cậu và cả
cái thế giới nhỏ bé kinh ngạc, vẫn đang được tiến hành”{1; 365}.
Chính
những công việc rậm khuôn của máy móc, và những công việc của thời hiện đại đã
cướp đi rất nhiều thời gian để hưởng thụ cuộc sống của con người. Trước sự hy
sinh của cuộc đời mình vì miếng cơm manh áo cho gia đình, Giôn cũng như bao
nhiêu đứa trẻ khác bỏ lại sau lưng bao nhiêu ước mơ và đánh mất đi bản thân của
mình. Trước cuộc sống khó khăn và những lời khen khiêu khích làm việc một cách
áp bức của bọn thanh tra, đốc công Giôn đã nhận thức được sự tồi tệ và vô nghĩa
của cuộc sống. Nếu xã hội muốn xem con người như một chiếc máy vô hồn chỉ biết
làm việc thì bị kịch sẽ xảy ra. Và với cuộc đời Giôn là một minh chứng. Sau bao
nhiêu tháng năm làm việc Giôn đã thực sự không thể chịu nổi. Tâm hồn, đầu óc
Giôn quay cuồng như chiếc máy, Giôn trở nên điên dại, suy nhược tinh thần vì
làm việc quá sức không có thời gian để nghĩ ngơi. Trong những ngày nằm nghĩ vì
bệnh, đầu óc Giôn cũng không thể thoát ra khỏi: “Hai chân cậu lê nghe nặng nề hơn mọi ngày qua sân nhà bếp. Cởi quần áo
mà nặng nhọc như vác búa tạ, một việc làm hoàn toàn vô ích. Cậu trườn người vào
giường, miệng khóc thút thít, một bên chân vẫn để nguyên giầy. Cậu nhận ra một
cái gì đó đang sưng lên trong đầu làm cho trí óc cậu mơ mơ màng màng, nặng
chình chịch. Ngón tay gầy như to ra bằng cả cổ tay, còn ở đầu ngón tay như xa
vời, lờ mờ như đầu óc cậu vậy. Cái lưng nhỏ bé đau dữ dội. Tất cả các khớp
xương đau dần. Toàn thân nhức nhối. Còn trong đầu vang lên luôn vàn tiếng máy
dệt nghe gầm thét đinh tai nhức óc. Khắp nơi thoi bay chi chít, phóng vun vút
rối loạn giữa những vì sao. Bản thân cậu đã đứng hàng nghìn máy dệt, và chúng
tăng tốc độ, mỗi lúc một nhanh để cuộn đầy hàng nghìn cái thoi đang lao như bay
kia”{1; 368}. Chính công việc đã làm cho Giôn mệt mỏi, anh muốn rời bỏ mẹ
và các em, muốn bỏ đạo, bỏ công việc để giải thoát cuộc sống tù đọng, áp bức
con người. Con sẽ chỉ cho mẹ xem. “Con mệt mỏi rã rời. Cái gì làm cho con mệt
mỏi hả mẹ? Những chuyển động! Con chuyển động ngay từ khi con mới lọt lòng. Con
chán cái chuyện chuyển động lắm rồi, nên con sẽ không chuyển động nữa. Mẹ có
nhớ thời kỳ con làm ở nhà máy thuỷ tinh không? Một ngày con thường làm được ba
trăm chiếc chai. Giờ con mới nhận ra mỗi chai con làm mất mười động tác. Một
tháng mất một triệu tám mươi nghìn động tác. Cứ bỏ bẵng đi 80.000 động tác, cậu
nói giọng có vẻ thỏa mãn, thương người. Cứ trừ đi 80.000 động tác, như vậy là
chỉ còn một triệu động tác trong một tháng, mười hai triệu động tác trong một
năm. Đứng bên những chiếc máy dệt, con chuyển động nhanh gấp đôi thế. Như
vậy phải là 25 triệu động tác một năm, và con thấy như mình chuyển động theo kiểu
đó hàng triệu năm. Suốt tuần này con hoàn toàn không chuyển động được nữa.
Con phải nằm lỳ không sao cử động được, mẹ ạ. Nó sưng ở đây này, không làm ăn
gì được nữa rồi. Đời con chưa bao giờ có một chút rỗi rãi. Con phải luôn chân
luôn tay. Còn đâu thời gian mà sung với sướng cơ chứ. Con không làm việc được
nữa. Chỉ việc ngồi mà nghỉ, nghỉ thêm nữa, nghỉ mãi, mẹ ạ”{1; 370}. Và Giôn ý
thức được thân phận khốn khổ của mình, cậu đã bỏ việc để ra đi. Hành
động đó là biểu hiện cho sự đấu tranh chống lại hiện thực xã hội
tàn khốc. Xây dựng sự đối lập giữa xã hội tư bản Mĩ với những công việc làm
lặp đi lặp lại hàng giờ, hàng ngày một cách đơn điệu. J. London đã chỉ ra
nguyên nhân làm mất đi bao nhiêu thì giờ và kiềm hãm bao nhiêu ước mơ của những
con người trẻ tuổi giàu mơ ước.
Khi
giải quyết tình huống xung đột giữa con người với xã hội J. London đã thể hiện
một lối tư duy hết sức biện chứng. Là một nhà văn mang tư tưởng vô sản, ông
luôn khát khao và đề cao sự chiến thắng của những người thuộc tầng lớp
dưới, những người đấu tranh vì chính nghĩa. Tuy vậy, hiện thực không
phải lúc nào cũng diễn ra như nhà văn mong muốn. Rất nhiều con người chân chính
trong truyện của ông khi bị đặt vào tình huống xung đột với xã hội đã có kết
cục thất bại. Đó là “luật sống” trong xã hội tư bản ở thời đại nhà văn. Với
những người chiến thắng, họ được khắc họa như những anh hùng. Đó là cách mà J.
London thể hiện niềm tin vào sức mạnh ý chí nghị lực của con người, và bộc lộ
khát vọng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc thoát khỏi cuộc sống tù túng
hiện tại. Ngược lại, với những số phận bi kịch, J. London đã thể hiện thái độ
bất bình của mình đới với chế độ tư bản hiện thời ở nước Mỹ. Đồng thời nhà văn
dường như muốn nhắn nhủ với người đọc một thông điệp, mọi khát vọng chân chính đều
cao đẹp và đáng trân trọng, nhưng chỉ có sức mạnh của những cá nhân thì không
thể thay đổi “luật dùi cui và răng nanh” của xã hội tư bản và biến những khát
vọng ấy thành hiện thực được. Muốn thay
đổi cuộc sống thì phải có sức mạnh của cả cộng đồng. Vậy là, dù kết thúc xung
đột bằng nhiều số phận bi kịch, nhưng những số phận bi kịch ấy lại là động năng
thúc đẩy sự trổi dậy của ý thức con người, là mầm mống cho một xã hội tốt đẹp
hơn trong tương lai. Giôn đã leo lên con tàu, đưa anh về một miền xa xôi, dù
chưa biết sẽ ra sao nhưng đó là một cách giải thoát, một niềm hứa hẹn sẽ tươi
đẹp hơn. Nằm ngửa trên toa tàu Giôn nhìn bầu trời anh mỉm cười, một nụ cười chưa
bao giờ xuất hiện trong đời anh. Đó như là một niềm hạnh phúc, một sự tự do của
con người.
2.3 Xung đột giữa con người với con người
Xung
đột giữa con người với con người là kiểu tình huống độc đáo và được thể hiện đa
dạng nhất trong truyện ngắn của J. London. Kiểu tình huống này được nhà
văn thể hiện trong nhiều tác phẩm, để chỉ những quan hệ mang tính
chất đời tư giữa con người với con người. Điển hình cho kiểu tình
huống này là các truyện Sóng lớn Kanaka, Một
trạm nghỉ, Con trai của Sói,... Đây cũng là những tác phẩm hay
nhất trong kho tàng truyện ngắn của J. London. Tình huống xung đột tay ba
trong quan hệ giữa người với người xét cho cùng thì không có gì mới mẻ,
nhưng J. London đã sử dụng kiểu này một cách đầy sáng tạo và linh
hoạt.
Truyện ngắn Một
trạm nghỉ lại mang ý
nghĩa khác. Bộ ba nhân vật lần này là John Messner- một giảng viên đại học,
bác sĩ Graham Womble và người phụ nữ tên là Theresa. John Messner và Theresa vốn
là vợ chồng. Theresa đã từ bỏ John Messner để đi theo Graham Womble- một bác sĩ
giàu có và nổi tiếng. John Messner sau khi bị vợ phụ bạc đã hết sức chán nản,
anh lao vào cuộc tìm vàng ở phương Bắc. Theresa cũng đã cùng với tình nhân của
mình là bác sĩ Graham Womble phiêu lưu vào vùng Bắc cực để tìm cuộc sống mới.
Sau hành trình mệt mỏi, John Messner tìm thấy một căn lều bỏ hoang, anh định
nán lại nghỉ qua đêm. Thật tình cờ khi một lúc sau Theresa cùng tình nhân của
cô ta cũng xuất hiện, ngỏ ý nghỉ lại qua đêm trong căn lều này. Giữa khung cảnh
hoang vu giá lạnh, cả ba người lần lượt nhận ra nhau. Tình thế thật nan giải.
Ai sẽ đi khỏi căn lều và ai sẽ là người ở lại? Trong tình thế này, Jack London
đã để John Messner ra đi với điều kiện Graham Womble phải trả cho anh một số
vàng. Sau khi hai người đàn ông tiến hành cuộc đổi chác xong xuôi, John Messner
tạm biệt ra đi. Trước lúc rời khỏi nơi này, anh chàng giảng viên đại học đã
trút sạch chỗ vàng vừa nhận từ Graham Womble xuống hố băng nơi đáy sông, đó là
nơi mà ngày mai Graham Womble ra lấy nước và sẽ nhìn thấy. Lúc ấy chắc hẳn
Graham Womble sẽ hiểu rằng anh ta đã đổ vàng xuống sông để có được quyền sở hữu
một con điếm mạt hạng.
Sáng tạo nên tình huống xung đột ở truyện ngắn
này, J. London muốn phản ánh một phương diện xấu xa thấp hèn trong
đời sống xã hội, đó là sự băng hoại đạo đức lối sống của con người. Nhân
phẩm của con người trở thành món hàng rẻ mạt được mang ra đổi chác.
Đây cũng chính là một phương diện trong hiện thực đời sống xã hội
nước Mỹ thời đại J. London. Hành động đổ vàng xuống sông của John Messner
đã thể hiện rõ tư tưởng của J. London, vàng bạc có thể đổi được nhiều thứ nhưng
không thể đổi được tình yêu và phẩm giá con người. Nếu không có tình yêu, nếu mất
đi vẻ đẹp tâm hồn thì vàng bạc còn lại cũng chỉ là vô nghĩa.
Ngược lại với truyện Một trạm nghỉ thì truyện ngắn Sóng
lớn Kanaka là câu chuyện tình
yêu lãng mạn, kịch tính và giàu tính triết lí vào bậc nhất trong kho tàng
truyện ngắn của J. London. Vẻ đẹp nghệ thuật của truyện ngắn này trước hết được
thể hiện qua việc xây dựng và giải quyết xung đột giữa bộ ba nhân vật Lee
Barton, Ida Barton và Sonny Grandison. Vợ chồng Ida Barton và Lee Barton là
đôi trai tài gái sắc, họ đã có mười hai năm chung sống hoàn toàn hạnh phúc.
Tình yêu, sự chung thủy, và vẻ đẹp thân thể kỳ diệu của đôi vợ chồng này khiến
cho không ít người phải thán phục hay ghen tỵ. Xung đột xảy ra trong tâm lí
người chồng khi có sự xuất hiện của người thứ ba- nhân vật Sonny Grandison, một
người đàn ông giàu có, thành đạt, mạnh mẽ, và hết sức nổi tiếng. Kể từ khi
Sonny xuất hiện trên vùng biển Kanaka, anh và Ida quấn quýt bên nhau như hình
với bóng, trong tất cả các cuộc vui chơi, tiệc tùng, vũ hội,… hễ đâu có Ida là
ở đó có Sonny. Sự gần gũi, thân mật giữa Ida và anh chàng Sonny đã gây nên bi
kịch thiên kinh động địa trong tâm trạng của Lee Barton. Anh tự hỏi: “Thái độ thân mật một cách công khai với
Sonny phải chăng là do tình bạn từ thủa nhỏ? Hay thái độ ấy lại chính là tấm
bình phong để che giấu một mối tình say đắm? Để che giấu một tình cảm đáp lại,
biết đâu còn mãnh liệt hơn cả tình cảm lồ lộ trên mặt Sonny? Phải chăng đây là
chuyện tình lãng mạn đầu tiên của vợ anh?”{1;69}.
Những
câu hỏi ấy cứ xoáy sâu vào tâm trí anh, khiến anh phải day dứt, đau khổ. Trong
bộ nhớ của anh luôn xuất hiện cuốn nhật ký về những cử chỉ hành động giữa Ida
với Sonny. Nỗi day dứt, đau khổ ấy lên đến đỉnh điểm khi anh tình cờ nhìn thấy
vợ anh và Sonny vụng trộm hôn nhau trong bóng tối. Sáng hôm sau, khi hai vợ
chồng đang bơi trên biển, Lee Barton đã quyết định trừng phạt vợ bằng cách giả
vờ bị chuột rút. Anh liên tục dìm Ida xuống nước suốt hai tiếng đồng hồ, mặc
cho Ida ra sức vật lộn cứu chồng. Đến khi anh nhận thấy sự trừng phạt đã đủ,
anh cảm thấy hạnh phúc vì nhận ra tình yêu mãnh liệt mà Ida đã giành cho anh.
Và sau đó, Ida đã tự kể lại cho anh nghe về tình cảm thật sự giữa nàng và Sonny,
cũng như nụ hôn vụng trộm mà anh đã vô tình chứng kiến. Ida kể: “Anh ấy yêu em (…) và tối hôm qua anh ấy đã
rủ em cùng đi Malaysia với anh ấy… nhưng em không hề tiếc
chút nào (…). Em đã để anh ấy ôm mà không đẩy anh ấy ra. Đấy là lần đầu tiên
nhưng cũng vì là lần cuối cùng. Em đã để cho anh ấy hôn, và cũng đã tự cho phép
mình nhận cái hôn ấy. Em biết rằng anh sẽ hiểu, vì đó là cái hôn vĩnh biệt.
Thực ra em không yêu anh ấy. Trước kia cũng như bây giờ, em chỉ yêu anh, chỉ
yêu có mỗi một mình anh”{1; 80}.
Khi mối hoài nghi trong Lee Barton được giải tỏa, và chuyện cần nói
trong Ida cũng đã được nàng nói ra thì xung đột cũng được giải quyết, Ida và
Lee Barton vui sướng, tự hào và rất đỗi hạnh phúc khi nhận ra tình yêu chân
chính, mãnh liệt mà họ đã giành cho nhau. Qua câu chuyện xung đột đầy kịch tính
này, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp kỳ diệu của con người và đề xuất triết lí
sâu sắc về tình yêu, tình yêu chân chính, tình yêu đã được thử thách, tình
yêu lớn lao, khi con người ta quên đi bản thân, chỉ nghĩ đến người mình yêu.
Cội rễ của tình yêu cao đẹp ấy chính là sự chân thành, thuỷ chung
và lòng hy sinh.
Đỉnh
cao của xung đột trong truyện ngắn của J. London là mối xung đột giữa các
phương diện trong nội tâm con người. Minh chứng tiêu biểu nhất là truyện Sóng
lớn Kanaka. Trong truyện ngắn này nhân vật Lee Barton vốn rất yêu thương
và tin tưởng vợ. Nhưng trước những hành động, cử chỉ gần gũi lạ thường giữa vợ
anh và Sonny Grandison, trong tâm trạng anh nảy sinh hai thái cực: một mặt anh
yêu thương tin tưởng vợ, mặt khác anh lại nghi ngờ sự thủy chung của vợ. Hai
trạng thái tâm lí đối nghịch này làm anh day dứt, đau khổ. Nhưng J. London là
nhà văn có biệt tài giữ bí mật, ông cứ để Lee Barton im lặng trong sự đau khổ,
mãi cho đến khi Ida Barton tự bày tỏ về mối quan hệ giữa nàng với Sonny
Grandison thì bí mật mới được giải mã. Lúc ấy tâm trạng hoài nghi và day dứt
của Lee Barton tự khắc biến mất, thay vào đó là niềm hạnh phúc bên người vợ
xinh đẹp và thủy chung của mình. Mặc dù miêu tả tâm lí không phải là điểm mạnh
của J. London, nhưng với kiểu tình huống xung đột tâm lí này ông đã chạm đến
bến bờ của nghệ thuật tự sự hiện đại. Đó là một sự nỗ lực tìm tòi sáng tạo đáng
ghi nhận của ông trong bối cảnh văn học giao thời giữa hai thế kỷ.
C.
KẾT LUẬN
Jack London dù có cuộc đời hết sức ngắn
ngủi nhưng được ví như một huyền thoại, một nhà văn xuất sắc. Các tác phẩm của
ông gần gũi với thiên nhiên, nghiêng về phiêu lưu của con người với thiên
nhiên, vật lộn tìm ra của cải. Giấc mơ trở thành triệu phú của ông cũng là của
người Mĩ.
Lớn lên trong cảnh nghèo khổ, từng trải
qua cơn thử lửa của cuộc sống khắc nghiệt, tàn nhẫn trong đấu tranh xã hội và đấu
tranh với thiên nhiên. Jack London đã đưa vào tác phẩm của mình lời nguyền rủa
cay đắng, nỗi căm giận phẫn uất có khi đến lạnh lùng. Hoặc ông miêu tả cuộc đấu
tranh giai cấp khốc liệt trong xã hội Mĩ, hoặc những cuộc xung đột đẫm máu, một
mất một còn, giữa bọn da trắng đi chinh phục đất đai với những dân tộc ít người
như dân da đỏ, những bộ tộc miền biên giới phía Bắc. Ông luôn nhấn mạnh vào cái
tàn khốc của cuộc đời, của xã hội con người với những quy luật của thú dữ, của
rừng hoang, mạnh được yếu thua, máu đổi máu. Và ông thường lồng những cuộc xung
đột, đấu tranh giữa con người với con người và đó còn là cuộc vật lộn không kém
phần thảm khốc giữa con người với thiên nhiên, bệnh tật, bão tuyết, giông tố,
sóng gió....Với ngòi bút gân guốc, sắc bén của ông làm nổi lên cái mặt tàn bạo,
hung cuồng của những lực lượng thiên nhiên bao vây và uy hiếp con người làm đậm
nét tấm bi kịch người đấu với người. Tuy nhiên, thông qua những mối xung đột đó
ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người, đồng thời cũng thức tỉnh con người
trước những biến cố và sự trả thù của thiên nhiên. Con người còn tác động xấu đến
thiên nhiên bao nhiều thì sẽ nhận lấy sự đau đớn bấy nhiêu. Thiên nhiên chan
hòa cùng với cuộc sống con người nhưng thiên nhiên cũng ẩn chứa những bí ẩn của
sự nguy hiểm.
Với việc nghiên cứu và tìm hiểu truyện ngắn nghệ thuật
xây dựng xung đột trong truyện ngắn của J.London người viết muốn góp phần vào
quá trình đọc hiểu và cảm nhận những giá trị của tác phẩm. Thông qua đó thể hiện
được tư tưởng nghệ thuật cũng như những khẳng định sâu sắc hơn về giá trị chân
chính đầy nhân văn, nhân đạo, triết lí trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của
nhà vănJ. London. Và nghiên cứu ở góc độ các yếu tố xung đột trong một số truyện
ngắn của J. London sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho việc học tập tìm hiểu và
nghiên cứu về nhà văn.
D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tuyển tập truyện ngắn Jack London, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1997.
2.
Lê Huy Bắc, “Văn học Mĩ”(Đặng Đào Anh giới thiệu), NXB Đại học sư phạm, 2002.
3.
Lại Nguyên Ân, “150 thuật ngữ văn học”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.
4.
Lê Đình Cúc, “Tác gia văn học Mĩ thế kỉ XVII- XX, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội,
2004.
1 nhận xét:
Click here for nhận xétMình đã tìm được người yêu quý Jack ở ngay đây rồi :)))
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon