A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày
nay, báo chí là phương tiện thông tin hiện đại nhanh nhất, mang lại hiệu quả lớn
và có nhiều bạn đọc nhất. Báo chí tác động rất mạnh đến mọi mặt đời sống, là động
lực quan trọng cho sự phát triển xã hội. Không chỉ nhằm hướng đến những khía cạnh
của đời sống mà ở việc sử dụng từ ngữ trên báo chí còn ít nhiều bị chi phối đến
vốn từ và cách sử dụng của nhiều độc giả. Và với điều đó hiện nay trên nhiều
trang báo người ta vẫn luôn đặt ra những câu hỏi; liệu ngôn ngữ trên báo chí có
phải là chuẩn không? Và liệu chuẩn hay không chuẩn nó ảnh hưởng như thế nào đến
khả năng truyền đạt tư tưởng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc ở những người làm báo không? Trong khi đó, người ta vẫn thường
cho rằng ngôn ngữ báo chí được coi là mẫu mực trong việc sử dụng ngôn từ.
Hiện nay, ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác
nhau, cả khách quan lẫn chủ quan, mà không ít nhà báo mới chỉ chú trọng phần nội
dung mà chưa để ý nhiều tới hình thức diễn đạt thông tin. Chính vì vậy mà ngôn
ngữ diễn đạt cũng như từ ngữ trong báo chí mắc những lỗi không đáng có. Bên cạnh
đó, hiện nay có rất nhiều tờ báo khác nhau, mang những thông tin thời sự khác
nhau và mỗi tờ báo đều tạo cho mình khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng và
tạo được sự tin cậy đối với bạn đọc. Tuy nhiên, do tính chất cung cấp thông tin
nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin nóng bỏng cho độc giả mà nhiều tờ báo
làm mất đi tính chính xác, đưa sai thông tin, sử dụng từ ngữ không đúng nghĩa,
hoặc không có thời gian chỉnh sửa, trau chuốt bản tin nên nhiều trang báo gây
ra những hiểu lầm hoặc hiểu sai thông tin đối với người đọc, làm giảm hiệu quả
tiếp nhận thông tin cũng như mất tính tin cậy ở độc giả đối với các tờ báo. Qua
một số khảo sát nhiều năm liên tiếp trên phương tiện truyền thông đại chúng
cũng như trên các trang báo, những người nghiên cứu như chúng tôi nhận thấy báo
Tiền phong là một trong những tờ báo hiện nay của nước ta mắc những lỗi cơ bản
về việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình đăng tải thông tin. Như đã biết, báo
Tiền phong vẫn là một trong những tờ báo có nguồn gốc phóng sự phong phú và dồi
dào đăng tải đều đặn hàng ngày, luôn cập nhập những thông tin mới nhất, nhanh
nhất, đầy đủ nhất về mọi lĩnh vực. Chính vì vậy những lỗi sai đó sẽ ảnh hưởng rất
là lớn đến uy tín cũng như chất lượng đưa tin của tờ báo. Vì vậy việc phát hiện
ra những lỗi sai cũng như đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục lỗi về sử dụng
ngôn ngữ trong báo Tiền phong là một việc làm cần thiết. Góp phần vào quá trình
giữ gìn sự chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí cũng như sự trong sáng của tiếng Việt.
Và đó cũng là lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “các lỗi về sử dụng ngôn từ
trong báo Tiền phong năm 2003,
2006,2010”.
2.
Mục
đích nghiên cứu
Nhằm làm rõ những vấn đề về từ vựng hiện
còn tồn tại và chưa thống nhất trên ngôn ngữ báo chí. Bên cạnh đó đi khảo sát
các lỗi và hiện tượng chưa thống nhất trong cách sử dụng ngôn ngữ gây khó chịu,
khó hiểu cho độc giả. Từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm khắc phục tình
trạng trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên
cứu những vấn đề về từ vựng còn tồn tại trên báo chí hiện nay. Cụ thể là một số
báo còn chứa những từ ngữ chưa hợp chuẩn, chưa được cộng đồng sử dụng tiếng Việt
hiện nay chấp nhận.
-
Phạm
vi nghiên cứu: Khảo sát các lỗi sai, các hiện tượng
chưa thống nhất về từ ngữ trên báo chí. Cụ thể khảo sát một số báo Tiền Phong
năm 2003, 2006 2010.
4.
Phương
pháp nghiên cứu
Các phương pháp cơ bản được sử dụng
trong bài tiểu luận này là:
-
Phương pháp thống kê
-
Phương pháp phân tích, miêu tả
-
Phương pháp so sánh
-
Phương pháp phân tích các tư liệu
B.
NỘI
DỤNG
Chương
1. CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Các chuẩn mực trong ngôn ngữ và chuẩn
hóa ngôn ngữ
Có
nhiều cách hiểu về chuẩn ngôn ngữ. Tuy nhiên những quan điểm này hầu như không
có sự mâu thuẫn:
Theo
GS Nguyễn Văn Khang thì “ngôn ngữ chuẩn mực có thể hiểu là biến thể ngôn ngữ đã
qua chỉnh lí, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp của cộng đồng
nói năng để thực hiện hiện đại hóa”.
GS
Vũ Quang Hào cho rằng: “chuẩn mực ngôn ngữ được xem trên hai phương diện. Đầu
tiên chuẩn mực mang tính quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận sử dụng.
Mặt khác chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ
trong từng giai đoạn lịch sử”. Như vậy chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và
thích hợp. Chuẩn ngôn ngữ có hai điểm quan trọng:
Đầu
tiên ngôn ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó cùng chấp nhận sử dụng.
Thứ hai là chuẩn ngôn ngữ không mạng tính ổn định, nó biến đổi phù hợp với quy
luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Vì rất có thể
“lỗi của ngày hôm qua trở thành ngôn ngữ chuẩn của ngày hôm nay, lỗi hôm nay sẽ
là chuẩn ngày mai”.
GS
Đinh Trọng Lạc cũng có định nghĩa về chuẩn ngôn ngữ như sau: Chuẩn ngôn ngữ là
toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng và đã được mọi người trong xã hội
thừa nhận và đã được coi là đúng và mẫu mực trong xã hội và trong một thời đại
nhất định.
Ngôn ngữ chuẩn phải thể hiện các chức năng:
-
Chức năng thống nhất
-
Chức năng uy tín
-
Chức năng tham dự
-
Chức năng khung tham chiếu
Một
trong những khái niệm có liên quan đến chuẩn ngôn ngữ là chuẩn hóa ngôn ngữ.
Chuẩn hóa là việc xác định và thực hiện các chuẩn ngôn ngữ và các điều kiện cụ
thể trong xử lí ngôn ngữ. Chuẩn hóa ngôn ngữ là chuẩn hóa ngôn ngữ văn học nói chung chuẩn mực ngôn ngữ văn học chủ yếu
là ngôn ngữ viết.
Chuẩn
hóa ngôn ngữ của một quốc gia nói chung là nhằm loại bỏ những trở ngại giao tiếp
mà do hàng loạt các lí do đã tạo ra các biến thể, gây khó khăn cho giao tiếp và
thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ quốc gia dân tộc hay thực hiện
quá độ từ chuẩn cũ sang chuẩn mới.
Chuẩn
hóa ngôn ngữ đã được xác định là triển khai theo hướng xã hội hóa và phát triển
theo hướng dân chủ hóa. Những cái không đúng, không phù hợp gọi là lệch chuẩn
hoặc lỗi, theo công trình nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Vân thì chuẩn hóa từ vựng
đặt ra một số vấn đề sau:
Đầu
tiên là từ ngữ sử dụng trong văn bản nào thì phải phù với phong cách văn bản ấy.
Hiện nay nhiều người thích sử dụng những từ cổ, từ Hán Viêt để gây sai chú ý.
Tuy nhiên do chưa hiểu kĩ nghĩa của các từ nên đã sử dụng từ sai. Vì vậy cần phải
nắm chắc nghĩa của từ để sử dụng cho đúng, phù hợp với văn cảnh.
Còn
về việc sử dụng từ địa phương cho hợp lí thì nên coi một số từ địa phương là
chuẩn trong các trường hợp sau: đầu tiên là từ địa phương và từ toàn dân được
dùng song song. Thứ hai là chỉ được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng chỉ có ở
địa phương nhưng cần giải thích nghĩa.
1.2 Thuật ngữ phong cách ngôn ngữ báo
chí và các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
1.2.1 Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo
chí
Ngôn
ngữ báo chí là kiểu diễn đạt trên báo, đài để thông báo tin tức thời sự trong nước
và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy
tiến bộ của xã hội.
Ngôn
ngữ báo chí được sử dụng ở nhiều loại, có thể quy về ba kiểu văn bản: văn bản
cung cấp tin tức, văn bản phản ánh công luận và văn bản thông tin quảng cáo.
Phong cách này tồn tại ở hai dạng là dạng nói và dạng viết.
Mục
đích của văn bản báo chí là nhằm thông báo kịp thời những thông tin cần thiết.
1.2.2 Các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
Hiện
nay, ngôn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong cách chức năng trong
ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng “phong cách là những khuôn mẫu trong hoạt động
lời nói, được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền
thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu”, người ta đã
tìm ra những luận cứ, với các mức độ thuyết phục khác nhau, để khẳng định là
ngôn ngữ báo chí có những nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các
phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách
hành chính - công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận.
Đinh Trọng Lạc, sau khi nêu rõ các đặc
trưng của phong cách báo chí như tính
chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn, đã chỉ ra các đặc điểm của ngôn
ngữ báo chí thuộc các phương diện như từ vựng, cú pháp, kết cấu. Còn tác giả Hữu Đạt cho rằng các đặc
điểm về ngôn ngữ của phong cách báo chí bao gồm: Chức năng thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận, chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, tính chiến đấu mạnh mẽ, tính thẩm mỹ và giáo dục, tính hấp dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm, đặc điểm về cách dùng từ ngữ gồm cách dùng từ ngữ và cách dùng các khuôn biểu cảm.
Tuy nhiên, các quan niệm nêu trên của Đinh Trọng Lạc cũng
như Hữu Đạt cho thấy, khi khảo sát các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, họ
đều xuất phát từ góc độ chức năng của nó. Đây là hướng đi hợp lý, vì chính chức
năng chứ không phải bất cứ yếu tố nào khác, quy định các phương thức biểu đạt
có tính đặc thù của từng loại hình sáng tạo.
Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản, có vai trò quan
trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua
việc đề cập các sự kiện. Không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do
vậy, theo chúng tôi, nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính sự
kiện.
Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt
các tính chất cụ thể như:
a. Tính thời sự
Phong cách báo chí cần phải có tính thời
sự cập nhập tin tức hàng ngày trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ có những
thông tin mới, những vấn đề cấp thiết của ngày hôm nay mới hấp dẫn người nghe.
Người ta cũng thường đón tin giờ chót như; tin cuối cùng trong ngày, báo buổi
chiều...
b. Tính
chính xác
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào
cũng phải bảo đảm tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội.
Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu
hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm
trọng không lường trước được. Chẳng hạn, sau chuyến Tháp Tùng một quan chức cao
cấp sang thăm Trung Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có
câu: “Chúng tôi đã chia tay với tình
hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung”. Rõ ràng, từ “với” ở đây là không
thể chấp nhận được vì cụm từ “chia tay với...” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”,
cần phải thay nó bằng từ “trong”{4; tr 8}.
Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính
xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất hai yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng
mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ pháp, có vốn từ vựng rộng, chắc, và không ngừng
được trau dồi thành thạo về ngữ âm, hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám
sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt.
Hai yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời
hiện thực thì ngôn ngữ có thể “kêu” nhưng rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của
cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết
rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một
cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho
người khác hoặc xã hội.
c. Tính
đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại
chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ
nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của
báo chí, đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý
kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất
cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi
không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí
nổi tiếng người Nga V. G. Kostomarov: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi
tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng
không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”.{4;
tr 9}
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng,
tức là chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó có thể thực hiện
được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội.
Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuật
ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay
mượn từ tiếng nước ngoài.
d. Tính
ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc
tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận
của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô ích cho cả
hai bên, cho người viết, vì anh ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin
nhanh chóng, kịp thời cho người đọc người nghe, vì trong thời đại bùng nổ thông
tin, người ta luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời
gian càng tốt. Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác
nhau, nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ, thực tế khảo sát chúng cũng có thể thấy
một tỉ lệ khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các tác phẩm báo chí có liên
quan tới việc nhà báo quá ham mở rộng các thành phần phụ mà quên mất các thành
phần chính của câu.
Câu nói nổi tiếng của đại văn hào Nga
A. P. Chekhov có lẽ chính xác hơn cả với phong cách ngôn ngữ báo chí: “Ngắn gọn
là chị của thành công”.{4; tr 9}
e. Tính sinh động, hấp dẫn
Muốn thu hút được sự chú ý của người đọc,
ngôn ngữ báo chí cần phải sinh động hấp dẫn. Tin tức của báo, đài phải được
trình bày hấp dẫn, khuê gợi được hứng thú của người đọc, người nghe. Bởi vì đối
tượng tiếp thu thông tin đông đảo, thời gian tiếp thu thông tin thường diễn ra
trong khoảnh khắc, nó xen lẫn thời gian nghỉ ngơi hay xen kẽ giữa những giờ làm
việc,... Cho nên nội dung thông tin thì rất phong phú đa dạng, nếu ngôn ngữ
không ngắn ngọn, rõ rãng, trình bày không nổi bật, không hấp dẫn gây sự chú ý,
không gợi tò mò, không “đập vào mắt” người ta, thì sẽ không có ai muốn đọc, muốn
nghe cả.
thôi.
Trên đây là một số tính chất cơ bản của
ngôn ngữ báo chí. Ngoài ra, ngôn ngữ còn có tính định lượng, tính biểu cảm,
tính bình giá và tính khuôn mẫu. Với những tính chất đặc thù như vậy, ngôn ngữ
báo chí hoàn toàn có đủ tư cách để được xem là một phong cách chức năng trong
ngôn ngữ.
1.3 Lỗi ngôn ngữ và các lỗi thường gặp
trong ngôn ngữ báo chí
Lỗi
ngôn ngữ là những thể hiện ngôn ngữ làm người tiếp nhận thông tin hiểu sai,
không hiểu hoặc không chấp nhận, phù hợp với tư duy của con người. Tuy nhiên
khi nhìn nhận một lỗi ngôn ngữ nên dựa vào những kiến thức chung mà cộng đồng vẫn
chấp nhận hoặc không chấp nhận. Đôi khi có thể do năng lực ngôn ngữ của người phát
tin kém mặc dù trong tư duy người phát thì đúng nên không truyền đạt được hết
những thông tin cần thông báo. Do đó làm người nghe hiểu sai hoặc không hiểu được
nội dung. Điều đó còn phá vỡ nguyên tắc tương ứng 1-1 giữa việc mã hóa và giải
mã.
Bên
cạnh đó có thể do người viết muốn sáng tạo ra những cái mới để tạo ra sự hấp dẫn
nhưng đôi khi những cái mới đó làm người đọc hiểu sai lầm. Trường hợp đó người
ta lại không coi là lỗi. Khi xác định một lỗi ngôn ngữ phải dựa trên những đặc
trưng về phong cách chức năng, tức là tu từ học không nên cứng nhắc, rập khuôn.
Mỗi phong cách chức năng khác nhau lại có cách viết cách sử dụng từ khác nhau.
Lỗi ngôn ngữ có liên quan đến nhiều mặt khác nhau của ngôn ngữ học như: phong
cách học, từ vựng học, ngữ pháp học... Mỗi mặt đều có hệ thống chuẩn mực riêng
cho phép người ta nhận định đâu là lỗi ngôn ngữ.
Một
số lỗi thường gặp trong báo chí như là: lỗi dùng tư không chính xác, lỗi sai về
phong cách, lỗi lặp từ, thừa từ, lỗi thiếu từ, lỗi kết hợp, lỗi dùng từ địa
phương và hiện tượng sáng tạo từ mới.
Chương
2. CÁC LỖI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN BÁO TIỀN PHONG
2.1
Các lỗi sai thường gặp trong báo Tiền phong
2.1.1 Lỗi sử dụng
từ không chính xác
Mỗi
từ ngữ khi được sử dụng phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể hiện, tức là
nghĩa của nó phải thích hợp nhất với điều định nói. Nếu người nói hay người viết
không đáp ứng được yêu cầu này thì phát ngôn của họ sẽ trở nên khó hiểu hoặc bị
sai. Nhìn chung hiện tượng này thường gặp ở những trường hợp sau:
Do
người viết không nắm vững được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán- Việt, các thuật
ngữ khoa học. Do người viết nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa và gần âm với nhau. Do
người viết muốn sáng tạo từ mới nhưng lại không có dấu hiệu hình thức để đánh dấu,
khiến người đọc dễ hiểu sai vấn đề.
Ví
dụ 1: Trong một số các nguyên nhân được đề
cập đến có các vấn đề môi trường sống bị xuống
cấp và các loại thức ăn chế biến ngày càng được sử dụng các loại hóa chất
mà người ta chưa biết tác hại của chúng thế nào, đến đâu.
(số 88, 2010)
“Xuống
cấp” có nghĩa vào tình trạng chất lượng sút kém hẳn so với trước. Từ “xuống cấp”
thường dùng cho các cơ sở hạ tầng: nhà ở, đường xá, trường, lớp, khu chung cư,
công ty,...chứ với môi trường sống mà dùng từ “xuống cấp” thì không đúng. Đặt
trong trường hợp câu này không phù hợp cho lắm, ở ví dụ này tác giả ý muốn nói
về tình trạng môi trường bị ô nhiễm bẩn tới mức độ gây độc hại. Vì vậy nên dùng
từ “ô nhiễm” thay cho từ “xuông cấp”.
Ví
dụ 2: Tuy nhiên sau nhiều tháng bị cày xới, đường Thạch Bàn giờ đây đã bị
xuống cấp.
(số 183, 2010)
Với
câu này dễ gây cho người đọc hiểu từ “cày xới” sang một nghĩa khác, có thể hiểu
nhầm thông tin. Điều mà tác giả bài báo muốn nói ở đây là: do có quá nhiều ô tô
với trọng tải nặng đi qua nên đường mới bị hư hỏng chứ không phải theo cách hiểu
của đa số người là do đường bị cày lên thật. Do đó từ “cày xới” trong trường hợp
này bị quy vào từ dùng sai nghĩa. Có thể sửa câu này lại bằng cách cho từ “cày
xới” vào ngoặc kép hoặc in nghiên nó. Nhưng ở trường hợp này mà bỏ từ cày xới
thay bằng từ khác cũng được nhưng nó không gây được ấn tượng mạnh về việc tác
giả muốn cho mọi người biết con đường xuống cấp là do xe chạy nhiều và xe có trọng
tải nặng đã làm hư con đường.
Trong bài viết “Đau đớn cảnh vợ tố cáo chồng quan hệ với con gái” đăng trên báo
Tiên Phong 24/3/2010 có câu: “Theo lời
người con gái gọi chị S bằng dì, thời gian dần đây, thấy dì ủ rũ, người cứ gầy dộc đi, đứa con gái lớn có những dấu
hiệu thay đổi bất thường nên cố gắng hỏi mà chị S chỉ cúi đầu mà rằng; “chuyện
gia đình ấy mà”. Ở đây không chỉ thấy câu quá dài dòng mà còn có lỗi sai về
từ. Từ “gầy dộc” không hề có trong từ
điển phổ thông. Có thể sử từ “gầy dộc” thành từ “gầy rộc”. Tuy là một lỗi nhỏ
nhưng cần phải khắc phục. Có thể người đọc
không không phát hiện được nhưng phóng viên cần phải đảm bảo sự chính xác khi
viết câu- đó là nguyên tắc.
Ngoài
ra, lỗi dùng từ sai nghĩa hay dùng từ không chính xác cũng gây hiều nhầm hoặc
hiểu sai cho bạn đọc, có khi tạo ra tiếng cười. Ví dụ khi đặt cái tít cho bài
báo “gươm
chiếu yêu” trong bộ Nội vụ Nga:
17 tướng mất chức.
(tr24.số 22/2010).
Người
ta thường hay nói đến “gương chiếu yêu” tức là loại gương
mà bất kì yêu quái nào cũng bị hiện hình, không thể lẫn trốn được. “Gương chiếu yêu” rất phổ biến
trong dân gian, trong phong tục của người
Việt ta nhưng còn “gươm chiếu yêu” thì chắc là hiếm có. Người viết bài này hẳn là
có những nhầm lẫn lẫn nhất định. Bạn đọc sẽ băn khoăn và đặt câu hỏi vui nhộn: “gươm mà cũng biết chiếu được yêu quái thì
cũng hay đáo để?”. Như vậy là trái với dụng ý dùng từ độc đáo để làm cho
tiêu đề bài báo hấp dẫn ban đọc thì người viết lại vô tình gây ra lỗi.
Trong
bài báo “Dựng cảnh thiên thạch đâm vào
trái đất” có câu: “Chúng ta sẽ bị nghiền nát trước khi nghe thấy tiếng
nổ nếu một thiên thạch có đường kính lớn hơn 50m lao vào hành tinh xanh”. (tr4. Số 26.2010).
Rõ ràng câu này không hợp lí bởi vì
sau khi đã bị “nghiền nát” thì làm
sao còn có thể nghe được “tiếng nổ” nữa.
Những lỗi dùng
sai từ trên
thực sự không
hề hiếm gặp. Không chỉ
ở báo Tiền Phong mà
chỉ cần vòng vèo qua một vài trang báo là ta có thể tìm kiếm được
hàng loạt. Các phóng viên có thể biện minh rằng: với tốc độ đòi hỏi bài nhanh,
tin nhanh thì những lỗi be bé là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không
phải là ở sự bới lông tìm vết mà vấn đề là ở chính sự coi nhẹ những lỗi nhỏ ấy.
Báo chí có sức lan tỏa ghê gớm đối với công chúng vì vậy đòi hỏi cần chính xác
trong từng chi tiết. Đôi khi những lỗi nhỏ như trên chỉ làm cho bạn đọc cười
một lúc nhưng ở nhiều trường hợp khác thì nó gây ra tai hại to lớn cho chính
bản thân người viết.
2.1.2 Lỗi sử dụng từ sai phong cách
Dùng từ sai phong cách nghĩa là dùng từ
không hợp văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức. Hoàn cảnh giao tiếp
theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ được sử dụng phải trang trọng, nghiêm túc, hoàn
chỉnh, có tính gọt gũa. Còn hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức còn gọi là
hoàn cảnh giao tiếp thân mật, không mang tính chính xác xã hội, cho phép dùng
ngôn từ tự do, thỏa mái. Nếu người nói và người viết không nắm vững những điều
này sẽ dễ mắc lỗi phong cách. So với các kiểu lỗi khác kiểu lỗi này nghiêm trọng
hơn ở chỗ là nó ít nhất cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng điệu chung của
toàn văn bản. Ấy là còn chưa kể đến những băn khoăn khó tránh khỏi của người đọc,
người nghe về tầm vóc văn hóa của chủ thể phát ngôn.
Ví dụ 1: Cô gái da bánh mật với tấm bikini hai mảnh xinh quá là xinh nhoẻn miệng cười...
(số 68, 2006)
Nếu đây là hoàn cảnh giao tiếp thân mật,
gần gũi, trong một phạm vi hẹp thì việc dùng từ ngữ “xinh quá là xinh” được chấp nhận. Nhưng câu nói trên là của một
nhà báo thì nên thay đổi bằng từ khác chẳng hạn như “rất xinh”. Như vậy nó giảm
bớt tính khẩu ngữ.
Ví dụ 2: Ông giám đốc công ty bia Hà Nội cho biết: mỗi ngày nhà máy bia Hà Nội sản
xuất ra 25 nghìn lít bia hơi, trong khi đó mỗi ngày lượng bia hơi tiêu thụ của
thành phố là ...100 nghìn lít, vì thế người ta có pha phách các loại bia hơi khác vào bia hơi Hà Nội để bán là điều
không kiểm soát được.
(số 188, 2010)
Câu trên không chỉ phạm lỗi lặp từ mà có
cả lỗi phong cách. Đó là sự nhầm lẫn giữa phong cách sinh hoạt tự nhiên và phong
cách báo chí. Trong báo chí không nên sử dụng những từ ngữ như văn nói trừ những
trường hợp đặc biệt. Ở đoạn trên nên sửa từ “pha
phách” thành là “pha”. Cả hai từ
đều có nghĩa là trộn lẫn nhau theo một tỉ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp
nào đó. Nhưng từ “pha phách” rõ ràng
không mạng tính khẩu ngữ hơn. Do vậy cần tránh những cách dùng từ như thế này.
Ví dụ 3: Ban tổ chức dỡ tấm nilon phủ ngoài và xẻo chả
(tr 2, số 38, 2003)
Từ “xẻo”
với nghĩa là cắt gọn thành miếng, một phần nhỏ. Tuy nhiên “xẻo” trong phong cách viết thì không hay cho lắm. Có thể sửa lại từ
“xẻo” thành từ “cắt”.
Ví
dụ 4: “Hàng ngày, cô bé học trò ấy ngoài việc tham gia các chương trình người
mẫu thời trang âm nhạc, còn đánh đàn pianô kiếm
ăn ở khách sạn Ômni, Tân Thế Giới”
(tr16. Số 43. 2006)
Từ “kiếm ăn” - một từ thuộc phong cách khẩu ngữ
chỉ dùng trong hoàn cảnh giao tiếp suồng sã, thân mật, khó mà có thể chấp nhận
được ngôn ngữ báo chí. Sẽ là hợp lý hơn nếu thay nó bằng “để tăng thu nhập cho gia đình”
hay “để có thu nhập riêng, giúp đỡ bố mẹ”.
2.1.3 Lỗi lặp, thừa từ
Lặp từ nghĩa là dùng nhiều lần một từ
trong câu hoặc trong những câu liền kề nhau. Có một số trường hợp, người ta sử
dụng phép lặp từ như một phương tiện ngôn ngữ phục vụ cho một mục đích nhất định.
Chẳng hạn như:
Lặp từ để liên kết các câu văn trong một
văn bản: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng ruộng chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre- anh hùng lo động. Tre-
anh hùng chiến đấu”.
(Thép
Mới)
Từ “tre”
lặp lại nhằm liên kết các câu và thể hiện được vị trí của “tre” trong việc giữ nước, giữ làng.
Ngoài ra thì việc lặp từ còn dừng để diễn
đạt thật chính xác các ý kiến: “Nhân dân
thế giới đồng tình ủng hộ các bản tuyên bố của Chính phủ ta và của chính phủ nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.” Việc lặp lại các thuật ngữ khoa học trong
văn bản khoa học hay lặp lại các từ ngữ cần thiết trong văn bản hành chính-
công vụ để tránh gây mơ hồ về nghĩa cũng thuộc trường hợp này. Ngoài những trường
hợp nói trên, việc lặp lại trong câu hay trong những câu liên kề nhau khiến cho
câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề. Nó chứng tỏ sự nghèo nàn về vốn từ của người
viết, và được coi là một loại lỗi dùng từ.
Ví dụ 1: Mỗi khi nước sông lọt vào, rau rút chết hàng loạt; lá vàng, thổi phao,
thân nhũn, rễ có màn đen, và dài, ngọn
teo lại, không trắng, và lá không mở
ra được.
(tr 5, số 38, 2010)
Câu trên có hai từ nối “và” trong một câu tạo nên sự lủng củng
cho câu văn. Vì vậy đã thêm dấu phẩy thì nên bỏ từ “và”. Hoặc thay từ và bằng dấu phẩy.
Ví dụ 2: Khu quản lí giao thông 1 cho biết: trong tổng số gần 1000 tuyến đường
đô thị tại Tp. HCM, có 30% số tuyến đường cần trùng tu (sửa chũa vừa) nhưng quá hạn, 40% số tuyến đường quá hạn đại tu (sửa chữa lớn) và 30% tuyến đường còn lại
đã quá hạn duy tu (sửa chữa nhỏ)...
(số 288, 2003)
Qua ví vụ trên ta thấy câu văn có phần
rườm rà ở những từ bỏ trong ngoặc đơn, có thể dùng lối diễn đạt khác. Hoặc bỏ
những từ đó trong ngoặc kép.
Ví dụ 3: Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Dương đã gọi điện “cầu cứu” chính quyền
địa phương đến giải quyết nhưng
không hiểu sao không thấy cán bộ phường Thanh Nhàn đến giải quyết.
Ở câu văn này
lỗi lặp lại từ “giải quyết”. Nên bỏ bởt từ giải quyết thứ 2, để tranh gây lủng
củng, nhập nhằng.
Ví dụ 4: “Theo
những kết quả nghiên cứu sơ bộ của một
nghiên cứu lớn mới đây, việc bổ sung
vitamin A tiền sản sẽ góp phần làm giảm tổn thất to lớn này”.
Từ “nghiên cứu” đầu tiên rõ ràng là thừa,
cần được lược bớt.
2.1.4 Lỗi dùng từ sai kết hợp
Không phải bất cứ từ nào cũng kết hợp được
với nhau để tạo thành câu đúng. Các từ, khi được dùng ở phạm vi câu cũng như phạm
vi toàn văn bản luôn nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa. Nói
cách khác, mỗi từ phải thích ứng với các từ khác đứng trước nó và đứng sau nó.
Nếu người viết không đáp ứng được yêu cầu này anh ta có thể tạo ra những sự mâu
thuẫn, phi lôgic giữa các thành tố ngôn ngữ cấu thành câu hay văn bản. Hơn nữa,
các đơn vị trên không phải là phép cộng gộp của các từ mà giữa chúng có sự liên
kết chặt chẽ. Sự liên kết này do bản thân nghĩa trong các từ tạo nên.
Ví dụ 1: Thưa ông, tại sao ông Nguyễn Văn Lâm và đoàn công tác được nhận thêm
phong bì khi mà họ đã được lo chi phí toàn
bộ ăn ở.
(số 78,2006)
Ở đây từ “toàn
bộ” có tư cách là một tiền tố đứng trước động từ “chi phí” để bổ nghĩa cho nó.
Như vậy người viết đã thay đổi thông thường nên gây ra lỗi. Có thể sửa câu đó lại:
Thưa ông, tại sao ông Nguyễn Văn Lâm và
đoàn công tác được nhận thêm phong bì khi mà họ đã được lo toàn bộ chi phí ăn ở.
Ví dụ 2: “...., bà lúc nào dường như
cũng nghe thấy tiếng nói của bố bà và nhìn thấy gương mặt thân yêu của ông”.
(tr9, số 38, 2006)
Từ “dường như” nên đặt trước “lúc nào
cũng” thì phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt hơn. Có thể sửa
câu đó thành: “ ..., bà dường như lúc nào
bà cũng nghe thấy tiếng nói của bố bà và nhìn thấy gương mặt thân yêu của ông .
2.1.5 Lỗi thiếu từ
Lỗi thiếu từ là khi người viết viết thiếu
từ cần thiết gây những phát ngôn mơ hồ về nghĩa những cách hiểu lầm cho độc giả.
Ví dụ 1: Đại hội X là lúc đặt tất cả các vấn đề lên, bàn bạc đến nơi đến chốn.
Theo từ điển
tiếng Việt (Hoàng Phê), “lên” là di chuyển đến một chỗ, một vị trí cao hơn, hay
là được coi là cao hơn. Như vậy thì sau từ “lên” phải có một tân ngữ đi kèm.
Nên sửa lại là: Đại hội X là lúc đặt tất
cả các vấn đề lên bàn nghị sự, bàn bạc đến nơi đến chốn.
(số 78, 2006)
Ví dụ 2: Với bí thư Đoàn Viên Vệ sinh phòng dịch quân đội- thiếu úy Ngô Quang Hải,
việc tham mưu cho thủ trưởng đơn vị, và làm “khớp nối” phối hợp giữ Đoàn với Đảng
ủy, Công đoàn các phòng ban trong cơ quan cũng đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải
có tầm,...
Người viết sử dụng một từ “tầm” tạo cho
độc giả nhiều cách hiểu khác nhau. Đó có thể là tầm hiểu biết, tầm hoạt động...
Do đó người làm báo không nên viết nhiều câu có nhiều cách hiểu như vậy. Có thể
thêm sau từ tầm là từ “năng lực” hoặc từ “hiểu biết về vệ sinh phòng dịch”.
Ví dụ 3: Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, 3 vị tổng thống gần đây của Ai Cập đều xuất thân quân đội.
(tr 5, số 38, 2003)
Thường thì
cùng từ “xuất thân” có thêm một giới từ “từ” để chỉ rõ nguồn gốc của ai đó. Câu
trên nên sửa lại là: Tuy nhiên có ý kiến
họ rằng, 3 vị tổng thống gần đây của Ai Cập đều xuất thân từ quân đội.
Ví dụ 2: Trong tiếng mõ, tiếng kinh là tiếng nấc nghẹn của những người mẹ, người
chị, nhiều hơn cả những ánh mắt trẻ
thơ tội nghiệp dõi ra biển.
(tr 3, số 110, 2006)
Nên thêm từ “là” vào trước những ánh mắt. Người viết đã bỏ quên
mất từ “là” biến câu này thành một câu so sánh “nhiều hơn cái gì”. Nhưng mục
đích ở đây tác giả muốn nhấn mạnh đến những đứa trẻ tội nghiệp. Do đó câu này cần
nên chêm thêm từ “là” vào để câu được rõ nghĩa hơn. Có thể sửa lại là: “Trong tiếng mõ, tiếng kinh là tiếng nấc nghẹn
của những người mẹ, người chị và nhiều hơn cả là những ánh mắt tre thơ tội nghiệp
dõi ra biển”.
2.1.6 Lỗi dùng từ địa phương
Trong giao tiếp, bên cạnh ngôn ngữ toàn
dân, các đơn vị thuộc về biến thể ngôn ngữ như phương ngữ, từ địa phương cũng rất
hay được sử dụng.
Theo giáo sư
Nguyễn Thiện Giáp: “Từ địa phương là những
từ được dùng hạn chế ở một số hoặc một vài địa phương. Nói chung từ ngữ địa
phương là bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ
văn học khi dùng vào danh sách báo nghệ thuật, các từ ngữ địa phương thường
mang sắc thái tu từ”.
Tuy nhiên nếu
tần số sử dụng của các từ địa phương được lặp lại nhiều trong báo sẽ gây sự khó
hiểu cho độc giả.
Ví dụ 1: Tám tháng trời lăn lóc khắp miền Tây và đậu nhiều nhất ở bến Tre (tr 36, số 183, 2006)
Trong ví dụ
trên, người viết sử dụng chất Nam bộ nhưng nếu người tiếp nhận không biết rằng
từ “đậu”
cũng có nghĩa là từ “đỗ” thì họ sẽ dễ hiểu sai về nghĩa của câu. Nên sửa từ “đậu”
thành từ “đỗ” thì sẽ phù hợp hơn.
Ví dụ 2: Lục Vũ, thi bá đời Đường xưa tả chuyện uống
trà nghe mới...ghiền làm sao:
“...” (tr 6, số 38, 2003)
Từ “nghiền” là
từ địa phương có nghĩa là nghiện. Nhưng ở đây nếu dùng từ nghiện sẽ gây khó hiểu
cho độc giả. Vì thế nên thay đổi bằng từ nghiền bằng từ nghiện.
Ví dụ 3: Do giai đoạn cuối năm 2005, đầu năm 2006, Ban QL- ĐT thi công ồ ạt nên
phía Bưu diện không làm kịp. Bởi thế đã làm bể tuyến cáp, gây thiệt hại gần 4 tỷ đồng.
(tr 34, số 183, 2006)
“Bể” cũng cũng có nghĩa là “vỡ” nhưng nhiều người
không phải là người miền trong sẽ khó có thể hiểu được từ này, chính vì vậy mà
nên sửa từ “bể” bằng từ “vỡ” để đảm báo tính thống nhất toàn dân.
2.1.7 Hiện tượng sáng tạo từ mới
Đây là hiện tượng thường xuyên gặp trên
báo chí. Đó là hiện tượng kết hợp một hoặc nhiều yếu tố của hiện tượng này với
một hoặc nhiều yếu tố của hiện tượng khác để tạo thành từ mới mang nét nghĩa của
cả hai từ. Mục đích của người viết muốn tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc
hoặc đôi khi tác giả muốn làm cho câu văn ngắn gọn.
Tuy nhiên có trường hợp từ mới đó không
phù hợp với cái chuẩn và không được cộng đồng chấp nhận vì nó có thể làm cho
người đọc hiểu sai nghĩa, thì mục đích thực của nó và được cộng đồng chấp nhận.
Và lúc đó người ta không thể quy nó vào lỗi ngôn ngữ.
Ở đây chúng ta
chỉ gọi đó là hiện tượng chứ không gọi là lỗi sáng tạo từ.
Ví dụ 1: Khom lưng nhưng không thấp đầu, không gập gối, khách khiêm kính cúi chào hoa và thư họa rồi
về nơi an tọa.
(tr6, số 38, 2003)
Từ “khiêm kính” là kết quả của sự kết hợp
“khiêm
nhường” và “kính trọng”. Về mặt nghĩa nó mang nghĩa của hai từ này. Hiện tượng
này không sai nhưng lại không phổ biến lắm, khi nghe người ta cũng cảm thấy hơi
lạ tai.
Ví dụ 2: Chủ bước vào, tiến tới phía khách cúi đầu chào một cách khiêm cung, khách cũng đứng lên cúi chào đáp lễ
(tr6,
số 38, 2003)
Từ “khiêm cung” được tạo nên bởi từ “khiêm
nhường” và “cung kính”. Đây là hình thức rút gọn từ, chúng ta không thấy từ
này xuất hiện nhiều trong đời sống cũng như trong các văn bản nên cũng gây lạ
tai. Tuy nhiên những từ đó khi đọc lên người ta vẫn hiểu được ý nghĩa mà người
viết muốn diễn đạt.
2.2 Hậu quả của việc tồn tại các lỗi sai từ
Đối với một bài báo, mà các lỗi dùng từ
sai nghĩa, sai kết hợp sẽ làm cho câu văn trở nên tối nghĩa, gây khó hiểu. Còn
lỗi dùng từ sai phong cách sẽ làm cho câu đó trở nên không phù hợp khi đặt
trong văn bản mà đôi khi sẽ tạo sự lố bịch. Lỗi lặp từ và thừa từ sẽ làm cho đoạn
văn trên bài báo trở nên lủng củng, dài dòng gây nhàm chán cho người đọc.
Đối với độc giả hay gọi là người tiếp nhận
thì các lỗi trên sẽ gây khó khăn cho quá trình tiếp nhận văn bản của độc giả. Họ
sẽ phải đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu xem thực sự tác giả ở đây muốn nói điều
gì và như thế rất mất thời gian. Đôi khi đọc đi đọc lại nhiều lần mà độc giả vẫn
không hiểu. Hơn nữa các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến
công chúng vì thế những lỗi về từ trên sẽ vô cùng gây tác hại nếu bị hiểu sai
hoặc hiểu không đúng dẫn đến việc truyền đạt thông tin sai lạc, mà trong khi đó
truyền thông đã truyền đi thì khó sửa lại.
Đối với tác giả, thì các lỗi về từ hẳn
là ngoài mong muốn của họ. Mục đích của họ chỉ muốn truyền đạt cho công chúng
những điều mình mong muốn nói một cách rõ ràng nhất. Vì thế mà khi bài viết của
họ mắc lỗi thì việc truyền đạt thông tin của họ dường như thất bại một phần. Việc
này phần nào ảnh hưởng tới uy tín của ngòi bút phóng viên.
Đối với chính tờ báo đó thì việc dùng
sai từ cùng các lỗi khác sẽ làm cho bài báo trở nên lủng củng, khó hiểu đối với
quá trình tiếp thu của bạn đọc. Nếu việc này xảy ra nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới
niềm tin của bạn đọc đối với tờ báo. Vì thế mà đôi lúc làm mất uy tín của tờ
báo làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ báo và doanh thu của tờ báo.
2.3 Một số giải pháp, đề xuất nhằm khắc phục lỗi về từ
2.3.1 Khắc phục trên bài viết trong quá trình biên tập và
xuất bản
Khắc phục lỗi dùng từ sai nghĩa thì bản
thân người viết tin phải cẩn thận khi sử dụng những từ mà mình chưa nắm rõ
nghĩa, nhất là từ Hán Việt phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa xem có đúng với ý
định muốn viết của mình không mới viết vào bài. Còn đối với nhà biên tập khi gặp
lỗi này không nên tùy tiện sử dụng từ đó mà phải dựa vào từ điển nếu thấy sai có
thể thay bằng từ khác nhưng cần chú ý đến sắc thái nghĩa phải tương ứng.
Đối với trường hợp dùng từ chuyển nghĩa
thì tác giả nên có dấu hiệu hình thức để cho nghười đọc dễ nhận biết. Đó là
dùng dấu ngoặc kép.
Khắc phục lỗi dùng từ sai kết hợp thì
người viết và nhà biên tập phải đọc lại nhiều lần nếu thấy kết hợp là không thuận
tai thì phải kiểm tra lại và sửa lại sao cho thuận tai và phù hợp với cách nói
cách diễn đạt của người Việt.
Còn dùng từ sai phong cách thì khi viết
tác giả phải nắm vững phong cách mình đang viết là phong cách báo chí nên tránh
dùng từ thuộc phong cách khẩu ngữ và sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với văn cảnh.
Còn nhà biên tập thì phải căn cứ vào
phong cách chức năng của bài viết, văn cảnh xuất hiện trong tờ báo mà sửa.
Lỗi lặp từ, thừ từ thì đối với lỗi này
thì người viết hoặc người biên tập phải đọc lại nhiều lần sau khi phát hiện lỗi
thì phải bỏ những từ thừa. Còn đối với các từ lặp thì có thể bỏ nếu được, hoặc
có thể thay thế bằng cách gọi khác nhưng ý nghĩa từ ngữ không thay đổi. Còn đối
với thiếu từ, để phát hiện lỗi này không khó vì có những cụm từ và những từ nhất
thiết nó phải đi với một số hư từ hay một bộ phận nào đó kèm theo. Đọc lên khi
thiếu ta sẽ dễ phát hiện ra. Vì thế mà nhà biên tập chỉ cần phát hiện ra thiếu
gì rồi điền thêm vào.
Còn dùng từ địa phương thì người viết
không nên dùng từ địa phương trong bài báo, còn nếu muốn dùng để tăng sắc thái
địa phương thì người viết nên mở ngoặc kép ra từ đó ở từ toàn dân là gì.
Và hiện tượng sáng tạo kết hợp từ mới có
thể chấp nhận được thì nên để, còn kết hợp nào cảm thấy phi lí không phù hợp với
tiếng Việt thì nên bỏ.
Trên
là một số biện pháp cho từng trường hợp sai lỗi cụ thể chứ chưa phải là biện
pháp hữu hiệu nhất. Có thể nói rằng biện pháp nhanh nhất để khắc phục các lỗi
trên là ở người viết và tòa soạn. Đầu tiên về bản thân người viết cần phải có
tư duy rành mạch, lôgic, đưa thông tin phải chính xác, chọn lọc những từ ngữ
đúng với chuẩn mực ngôn ngữ trước khi viết. Và phải cẩn thận trong quá trình
đưa các số liệu, dữ kiện vào bài viết. Đối với những từ ngữ mơ hồ, tối nghĩa
thì người viết nên tránh sử dụng kết hợp để gây ra cho người đọc hiểu nhiều
nghĩa bằng cách thây thế từ ngữ cho phù hợp. Đối với việc mơ hồ về cấu trúc ngữ
pháp, nên phân định rõ ranh giới các ngữ đoạn bằng dấu câu, quan hệ từ, tách
câu. Đưa các thành phần phụ đi liền với thành phần nòng cốt mà chúng có khả
năng bổ sung nghĩa. Thứ
hai, do thông tin ngày còn nhiều, trình độ độc giả được nâng cao nên người viết
báo phải thường xuyên rèn luyện lối viết, bồi dưỡng thêm vốn từ để tránh những
trừng hợp sai từ đáng tiếc. Còn về phía tòa soạn, là trung tâm phân tích và xử
lí thông cho nên tòa soạn cần phải cẩn thận trong việc đăng tin. Trước khi đăng
một bản tin nào phải xem lại tin đó có vấn đề gì chưa hợp lí, hoặc sai những lỗi
quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đăng tin thì phải bỏ ngay trước khi đăng. Mặt khác, tòa soạn tỏ ra kiên quyết và nghiêm khắc hơn đối
với sự sáng tạo trong quá trình viết lách mới không đi chệch khỏi chuẩn mực.
2.3.2 Lấy ý kiến độc giả
Ngoài
ra, ta có thể lấy ý kiến của người đọc về vấn đề này và từ đó rút ra kinh nghiệm
để sửa chữa. Người viết nên đưa các câu hỏi để trưng cầu ý kiến của bạn đọc để
biêt chỗ nào khi đọc gây khó hiểu, cụ thể là ở bài biết nào để từ đó rút kinh
nghiệm cho lần viết sau. Có thể mở hộp thư góp ý hay mở trang wed quản lí thông
tin phản hồi và xây dựng cộng đồng độc giả cho tờ báo của mình. Tòa soạn không
chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là nơi tiếp nhận và xử lí thông tin phản hồi
của độc giả. Với hoạt động này giúp cộng đồng độc giả có mối quan tâm, gắn bó,
trung thành với hoạt động của tờ báo. Bên cạnh đó, thông qua kênh phản hồi của
độc giả không chỉ giúp các phóng viên cũng như toà soạn biết những lỗi sai của
tờ báo mà qua đó gợi ý các nhu cầu để tòa soạn biết nhu cầu thông tin mà độc giả
mong muốn từ đó giúp tòa soạn tìm kiếm những thông tin để thỏa mãn nhu cầu bạn
đọc.
C.
KẾT
LUẬN
Qua
việc khảo sát một số lỗi trong báo tiền phong chúng ta cũng nhận thấy được những
lỗi cơ bản mà các nhà báo hay mắc phải. Và cũng thấy rằng những thông tin báo
chí rất phong phú và đa dạng nhưng ở mỗi bài có những cách diễn đạt khác nhau cộng
thêm sự đa dạng trong phong cách của từng nhà báo đôi lúc tạo ra những khó khăn
cho sự tiếp nhận của người đọc. Bên cạnh đó báo tiền phong vẫn là một trong những
tờ báo có nguồn gốc phóng sự phong phú và dồi dào đăng tải đều đặn hàng ngày,
luôn cập nhập những thông tin mới nhất, nhanh nhất, đầy đủ nhất về mọi lĩnh vực;
kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, sức khoẻ,... Chính vì vậy mà yêu cầu đặt
ra ở đây là người viết phải luôn trôi dào những kĩ năng về ngôn từ, những chuẩn
mực trong lời văn để tạo ra những bản sắc riêng cho Báo tiền phong. Và với việc
sử dụng từ ngữ chuẩn mực, trong sáng trong báo chí sẽ góp phần giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
Tuy
còn một số lỗi nhưng hiện nay với sự hoàn thiện không ngừng vươn lên Báo tiền
phong đã dần tạo được sự đam mê cho người đọc, cũng như tạo được vị trí quan trọng
trong quá trình cung cấp thông tin cho công chúng.
Với
đề tài trên người nghiên cứu cũng đã tập trung giải quyết tốt những mục tiêu đề
ra cũng như phân tích chi tiết các lỗi thường gặp trong Báo tiền phong. Và đã
đưa ra một số biện pháp nhằm giảm bớt các lỗi, đặc biệt là lỗi về ngôn ngữ, về
việc dùng từ ngữ chuẩn mực. Và với với phạm vị nghiên cứu này không chỉ phần
nào góp khẳng định những giá trị mà của Báo tiền phong mang lại mà ở một khía cạnh
khác đề tài này cũng là nguồn tài liệu phong phú cho những người đi nghiên cứu
sau.
D.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Mai
Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), “cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, NXB Giáo dục.
2. Đức
Dũng (2002), “viết báo như thế nào”,
NXB văn hóa- thông tin.
3. Đinh
Trọng Lạc (chủ biên) (1999), “phong cách
tiếng Việt”, NXB Giáo dục.
4. Hoàng
Anh (2003), “một số vấn đề về sử dụng
ngôn từ trên báo chí”, NXB Hà Nội.
5. Báo
Tiền Phong số 38, 288 năm 2003.
6. Báo
Tiền phong số 68, 110 năm 2006.
7. Báo
Tiền Phong số 88, 183, 188 năm 2010
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon